Trai làng Tuân Lục vục mặt, trầm mình trong bùn lạnh ở lễ hội 'cướp trái'

29/01/2020 - 06:40

PNO - Lễ hội làng Tuân Lục, Trực Ninh, Nam Định diễn ra từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng hàng năm để kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Đỗ Công Hạo (một vị quan triều Lê Sơ).

 

Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức như: Dâng hương, tế lễ, đặc biệt là trò chơi dân gian “cướp trái” thể hiện tinh thần thượng võ, tri ân công đức của Thành hoàng làng.
Lễ hội làng Tuân Lục diễn ra với nhiều nghi thức như: dâng hương, tế lễ, đặc biệt màn hội được trông đợi nhất là trò chơi dân gian “cướp trái” thể hiện tinh thần thượng võ, tri ân công đức của Thành hoàng làng.

 

Các cụ trong đội tế lễ của làng chỉnh trang khăn xếp, áo the ra đền tế lễ. Ngoài cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa..., các cụ kính cẩn xin Thánh rước “quả Trái”…
Các cụ trong đội tế lễ của làng chỉnh trang khăn xếp, áo the ra đền tế lễ. Ngoài cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa..., các cụ kính cẩn xin thánh rước “quả Trái”…

 

Người tham gia chơi cướp trái phải là những nam thanh niên đủ 18 tuổi, được chia làm hai đội đỏ và vàng. Cách chia đội thường dựa vào dòng họ và khu vực sinh sống. Khu vực diễn ra cướp trái là một khoảng ruộng được lựa chọn trước, có cắm cờ từ trước để giới hạn.

Người tham gia chơi cướp trái phải là những nam thanh niên đủ 18 tuổi, chia làm hai đội đỏ và vàng. Cách chia đội thường dựa vào dòng họ và khu vực sinh sống. Khu vực diễn ra cướp trái là một khoảng ruộng được lựa chọn trước, có cắm cờ từ trước để giới hạn.

 

Người tham gia chơi cướp trái phải là những nam thanh niên đủ 18 tuổi, chia làm hai đội đỏ và vàng. Cách chia đội thường dựa vào dòng họ và khu vực sinh sống.

 

 Khi có hiệu lệnh của Ban tổ chức, 2 đội mới chạy ra. Trên sân bãi chơi, người dân trong làng rước kiệu ra chọn lò cái. Khi chọn được lò cái, Ban tổ chức cắm cờ đào hố, theo mỗi hướng đông và tây cách nhau 50m, mỗi phiên chơi sẽ tự đào hố lò con của bên mình. Hố của lò cái được Ban tổ chức tiến hành đào rộng, hình tròn hàm ếch, sâu 60cm.
Khi có hiệu lệnh của ban tổ chức, 2 đội mới chạy ra. Trên sân bãi, người dân trong làng rước kiệu ra chọn lò cái. Khi chọn được lò cái, ban tổ chức cắm cờ đào hố, theo mỗi hướng đông và tây cách nhau 50 m, mỗi phiên chơi sẽ tự đào hố lò con của bên mình. Hố của lò cái được ban tổ chức tiến hành đào rộng, hình tròn hàm ếch, sâu 60 cm.

 

Nghi thức chạy ra sân bãi được quy định phiên nào đứng vòng quanh lò con của phiên ấy, khi quân về đủ số lượng thì tiến hành đổi lò, đổi đến lần thứ 3 thì quân mỗi bên đứng xen kẽ, cách lò cái 3m để chuẩn bị “cướp Trái”.
Nghi thức chạy ra sân bãi được quy định phiên nào đứng vòng quanh lò con của phiên ấy, khi quân về đủ số lượng thì tiến hành đổi lò, đổi đến lần thứ 3 thì quân mỗi bên đứng xen kẽ, cách lò cái 3 m để chuẩn bị “cướp trái”.

 

Khi Ban tổ chức có hiệu lệnh xướng loa: Loa... Loa... Loa.../Đông, Tây, Nam, Bắc/Phiên đỏ, phiên vàng/Sẵn sàng kéo hàng xà “cướp Trái”... (kéo hàng xà là hình thức mỗi phiên biểu dương lực lượng của mình trước khi vào lễ cướp trái). Lệnh “cướp Trái” được vang lên bằng tiếng trống, đó cũng là lúc Trưởng ban tổ chức ném trái xuống để hai phiên cùng chơi cướp trái. Bên nào cướp được trái nhanh nhất là thắng cuộc.
Khi Ban tổ chức có hiệu lệnh xướng loa: Loa... Loa... Loa.../Đông, Tây, Nam, Bắc/Phiên đỏ, phiên vàng/Sẵn sàng kéo hàng xà “cướp trái”... (kéo hàng xà là hình thức mỗi phiên biểu dương lực lượng của mình trước khi vào lễ cướp trái). Lệnh “cướp trái” được vang lên bằng tiếng trống, đó cũng là lúc trưởng ban tổ chức ném trái xuống để hai phiên cùng chơi cướp trái. Bên nào cướp được trái nhanh nhất là thắng cuộc.

 

Kết thúc cuộc chơi, Ban tổ chức lấy trái để lên kiệu Thành hoàng làng rước về đền và tạ ơn.
Kết thúc cuộc chơi, ban tổ chức lấy trái để lên kiệu Thành hoàng làng rước về đền và tạ ơn

 

Khác với lễ hội ở các nơi, tục “cướp Trái” ở làng Tuân Lục không có giải nhất, nhì. Tham gia cướp trái, người thắng người thua đều vui vẻ, cùng được nhận lộc Thánh lấy may.
Khác với lễ hội ở nhiều địa phương, tục “cướp trái” ở làng Tuân Lục không có giải nhất, nhì. Tham gia cướp trái, người thắng người thua đều vui vẻ, cùng được nhận lộc Thánh lấy may.

 

“Cướp Trái” ở làng Tuân Lục là một phong tục đẹp, độc đáo, đặc sắc được người dân duy trì, bảo tồn và giữ gìn hàng nghìn năm qua. Không chỉ nhắc nhở người dân phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dẻo dai... mà tục

 

Cái lạnh cắt da cắt thịt không ngăn sự nhiệt tình của người chơi

 

Cắm mặt xuống bùn ư? Chuyện nhỏ!

 

 

 

 

Trái đây rồi, may mắn đây rồi, anh em ơi!

“Cướp trái” ở làng Tuân Lục là một phong tục đẹp, độc đáo, đặc sắc được người dân duy trì, bảo tồn và giữ gìn hàng ngàn năm qua. Không chỉ nhắc nhở người dân phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dẻo dai... mà tục "cướp trái" còn mang ước vọng, khát khao về một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

“Cướp trái” không có giải, thắng thua không quan trọng, quan trọng là tình làng, nghĩa xóm được gắn kết, niềm vui, sự may mắn sẽ đến với mọi nhà.

An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI