Trái hồng xứ Nghệ giá tăng gấp đôi vì khan hiếm

01/11/2022 - 18:09

PNO - Năm nay, hồng ở Nghệ An mất mùa khiến người trồng phải trả lại tiền cọc, thương lái hủy nhiều đơn hàng...

 

Chính vụ thu hoạch hồng, song thời điểm này, nơi được xem là thủ phủ hồng xứ Nghệ ở xã Nam Anh (huyện Nam Đàn) khá vắng thương lái đổ về thu mua. Theo người dân địa phương, vụ hồng năm nay được giá song hồng lại mất mùa bởi thế phần lớn hồng không có đủ hàng để bán.
Hiện đang vào chính vụ thu hoạch hồng, nhưng thủ phủ hồng xứ Nghệ - xã Nam Anh (huyện Nam Đàn) khá vắng thương lái đổ về thu mua. Theo người dân địa phương, vụ hồng năm nay được giá lại mất mùa.
Anh Hồ Viết Nhân (trú xóm 6, xã Nam Anh) cho biết, gia đình anh có 50 cây hồng đã hàng chục năm tuổi. Đang rộ mùa thu hoạch nhưng lượng hồng ít ỏi, giảm hơn 1 nửa so với năm ngoái nên không đủ hàng để bán, đành phải trả lại tiền cọc đã nhận.
Anh Hồ Viết Nhân (trú xóm 6, xã Nam Anh) cho biết, gia đình anh có 50 cây hồng hàng chục năm tuổi. Lượng hồng giảm hơn một nửa so với năm 2021 nên anh không đủ hàng để bán, đành phải trả lại tiền cọc.
Hiện giá hồng cậy được thương lái thu mua với giá 20.000-25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với thời điểm này năm ngoái nhưng người dân thủ phủ hồng xứ Nghệ vẫn không vui nổi. Đặc biệt, hồng trứng được thu mua với giá 35.000 đồng/kg song phần lớn chủ vườn đều không đủ hàng để bán.
Hiện giá hồng cậy được thương lái thu mua với giá 20.000-25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với thời điểm này năm 2021 nhưng người dân thủ phủ hồng xứ Nghệ vẫn không vui nổi. Hồng trứng được thu mua với giá 35.000 đồng/kg nhưng phần lớn chủ vườn đều không đủ hàng để bán.
Dọc trên các tuyến đường làng xã Nam Anh, các mùa trước trải dài màu vàng của hồng cậy, những cây hồng chi chít quả thì nay trơ trụi, chỉ lác đác trên cây. Nhiều vườn hồng được coi là khá hơn cũng chỉ đạt một nửa năng suất so với năm 2021.
Dọc các tuyến đường làng xã Nam Anh, các mùa trước trải dài màu vàng của hồng cậy, những cây hồng chi chít quả thì nay chỉ lác đác. Nhiều vườn hồng được coi là khá hơn cũng chỉ đạt một nửa năng suất so với năm 2021.
“Được năm giá hồng cao thì lại không có quả để bán. Như cây hồng trước cổng nhà tôi năm ngoái hái bán được hơn 200kg, nay chỉ có lác đác vài chục kg”, bà Phạm Thị An (trú xã Nam Anh) nói.
“Được năm giá hồng cao thì lại không có quả để bán. Như cây hồng trước cổng nhà tôi năm ngoái hái bán được hơn 200kg, nay chỉ có lác đác vài chục ký”, bà Phạm Thị An (trú xã Nam Anh) nói.
Chị Hồ Thị Hồng (trú xóm 5, xã Nam Anh) cho biết, trung bình mỗi ngày chị thu mua hơn 1 tấn hồng trên địa bàn. Phần lớn hồng sẽ được vận chuyển đến TP.Vinh, Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc tiêu thụ. Đang chính vụ thu hoạch song các vườn đã cạn quả, nhiều đơn hàng của các đại lý ngoại tỉnh đành phải huỷ bỏ vì hồng không đủ cung ứng.
Chị Hồ Thị Hồng (trú xóm 5, xã Nam Anh) chia sẻ, trung bình mỗi ngày chị thu mua hơn 1 tấn hồng trên địa bàn. Phần lớn hồng sẽ được vận chuyển đến TP. Vinh, Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc tiêu thụ. Đang chính vụ thu hoạch song các vườn đã cạn quả, buộc chị phải hủy nhiều đơn hàng.
Sau khi phân loại, hồng được các thương lái ngâm trước khi xuất bán. “Hồng phải được ngâm nước giếng khoan, cộng thêm một chút nước vôi loãng từ 4-6 ngày tuỳ vào thời tiết”, chị Hồng nói.
Sau khi phân loại, hồng được các thương lái ngâm trước khi xuất bán. “Hồng phải được ngâm nước giếng khoan, cộng thêm một chút nước vôi loãng từ 4-6 ngày tùy vào thời tiết”, chị Hồng "bật mí".
Ông Hồ Viết Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Anh cho biết, năm nay sản lượng hồng trên toàn xã ước đạt không đến 200 tấn, giảm hơn một nửa sao với năm trước. “Năm nay giá thu mua rất cao, tiêu thụ thuận lợi thì lại mất mùa. Thời tiết năm nay khá thuận lợi, cũng không biết nguyên nhân vì sao”, ông Hoa nói.
Ông Hồ Viết Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Anh - ước tính năm nay sản lượng hồng trên toàn xã đạt không đến 200 tấn, giảm hơn một nửa so với năm 2021. "Thời tiết năm nay khá thuận lợi, cũng không biết nguyên nhân vì sao”, ông Hoa nói.
Theo ông Hoa, những năm gần đây, tình trạng hồng mất mùa diễn ra thường xuyên trên địa bàn. Có những năm mất mùa nặng, có năm mất trắng. Chỉ riêng năm 2021 hồng sai quả, qua to đều, đẹp… thì lại gặp đúng thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên giá hồng giảm khá mạnh, khó tiêu thụ. Ông Hồ Viết Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nam Anh cho hay, toàn xã này hiện có hơn 150 hecta hồng, trong đó có trên 40 hecta hồng cổ thụ, trên 100 tuổi.
Theo ông Hoa, những năm gần đây, tình trạng hồng mất mùa diễn ra thường xuyên trên địa bàn. Có những năm mất mùa nặng, có năm mất trắng. Chỉ riêng năm 2021 hồng sai quả, quả to đều, đẹp… thì lại gặp đúng thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên giá hồng giảm khá mạnh, khó tiêu thụ. 
Ông Hồ Viết Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nam Anh cho hay, toàn xã này hiện có hơn 150ha hồng, trong đó có trên 40ha hồng cổ thụ, trên 100 tuổi. Năm 2021, hồng được mùa, qua sai cành song khó tiêu thụ, nhiều chủ vườn đành phải vừa thu hoạch vừa ngóng đầu ra. Việc thu hoạch hồng quá chậm khiến cây không có thời gian “ngủ đông” khiến vụ mùa năm sau bị ảnh hưởng. “Rõ ràng năm ngoái có những gốc hồng họ để đến tháng 12 mới thu hoạch nên năm nay quả rất ít. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến hồng mất mùa”, ông Sỹ nói.
Ông Hồ Viết Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nam Anh - thông tin, toàn xã này hiện có hơn 150ha hồng, trong đó có trên 40ha hồng cổ thụ, trên 100 tuổi. Năm 2021, hồng được mùa song khó tiêu thụ, nhiều chủ vườn đành phải vừa thu hoạch vừa ngóng đầu ra. Việc thu hoạch hồng quá chậm khiến cây không có thời gian “ngủ đông”, ảnh hưởng vụ mùa năm sau. “Rõ ràng năm ngoái có những gốc hồng họ để đến tháng 12 mới thu hoạch nên năm nay quả rất ít. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến hồng mất mùa”, ông Sỹ phân tích.
Hồng mất mùa không chỉ người trồng thất thu mà những người làm dịch vụ khác như hái hồng, phân loại, vận chuyển… cũng thiếu việc để làm.
Hồng mất mùa không chỉ người trồng thất thu mà những người làm dịch vụ khác như hái hồng, phân loại, vận chuyển… cũng thiếu việc để làm.

Phan Ngọc

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=