Trà bị nắng đốt khô héo, nông dân túc trực ngày đêm bơm nước cứu cây

09/07/2023 - 11:09

PNO - Nhiều diện tích cây trà ở vùng “chảo lửa” Hương Khê (Hà Tĩnh) khô héo, rụng lá do nắng nóng khốc liệt kéo dài nhiều ngày qua. Để cứu cây, người dân phải túc trực ngày đêm lấy nước, vun gốc… song tình hình không được cải thiện.

 

Nắng nóng xấp xỉ 40ºC kèm hiệu ứng gió phơn Tây Nam kéo dài nhiều ngày qua khiến bầu không khí ở vùng “chảo lửa” Hương Khê (Hà Tĩnh) thêm oi bức, ngột ngạt. Cái nắng như thiêu như đốt đã khiến nhiều diện tích cây chè của người dân nơi đây bị khô héo, cháy sém.
Nắng nóng xấp xỉ 40ºC kèm hiệu ứng gió phơn Tây Nam kéo dài nhiều ngày qua khiến bầu không khí ở vùng “chảo lửa” Hương Khê (Hà Tĩnh) thêm oi bức, ngột ngạt. Cái nắng như thiêu như đốt đã khiến nhiều diện tích cây trà của người dân nơi đây bị khô héo, cháy sém.
Chị Phạm Thị Ngọc Lan (trú đội 4, xã Hương Trà, huyện Hương Khê) - cho biết, gia đình chị đã trồng chè ở vùng đất này từ lâu, song chưa bao giờ rơi vào cảnh khó khăn như hiện nay. Gần 1ha chè đang kỳ thu hoạch đã chết cháy 20-30%, lá và búp chè cháy nên không thể thu hoạch.
Chị Phạm Thị Ngọc Lan (trú đội 4, xã Hương Trà, huyện Hương Khê) - cho biết, gia đình chị đã trồng trà ở vùng đất này từ lâu, song chưa bao giờ rơi vào cảnh khó khăn như hiện nay. Gần 1ha trà đang kỳ thu hoạch đã chết cháy 20-30%, lá và búp trà cháy nên không thể thu hoạch.
Để cứu cây chè, chị Lan đã chi hơn 5 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới tiêu trên cánh đồng chè của gia đình, song tình hình không cải thiện được nhiều vì nguồn nước tưới sắp cạn kiệt.
Để cứu cây trà, chị Lan đã chi hơn 5 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới tiêu trên cánh đồng trà của gia đình, song tình hình không cải thiện được nhiều vì nguồn nước tưới sắp cạn kiệt.
Vùng chè ở đội 4 thuộc sự quản lý của Xí nghiệp chè 20/4, người dân được xí nghiệp giao đất, hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm. Để phục vụ cho cánh đồng chè, Xí nghiệp chè 20/4 đã đắp đập Khe Bắc có dung tích 4.000 khối nước từ hàng chục năm trước. Hiện nước trong đập chứa này đang dần cạn kiệt, nhiều vị trí khô cạn, nứt nẻ.

Vùng trà ở đội 4 thuộc sự quản lý của Xí nghiệp trà 20/4, người dân được xí nghiệp giao đất, hỗ trợ vốn và bao tiêu sản phẩm. Để phục vụ cho cánh đồng trà, Xí nghiệp trà 20/4 đã đắp đập Khe Bắc có dung tích 4.000 khối nước từ hàng chục năm trước. Hiện nước trong đập chứa này đang dần cạn kiệt, nhiều vị trí khô cạn, nứt nẻ.

Để có nước tưới, người dân phải sắm các máy bơm công suất lớn, hệ thống đường ống tưới để “vét” nước từ dưới đập lên. Theo người dân địa phương, với những cây chết khô, nếu vài tuần nữa không thể hồi phục thì họ đành phải chặt bỏ để trồng cây mới.
Để có nước tưới, người dân phải sắm các máy bơm công suất lớn, hệ thống đường ống tưới để “vét” nước từ dưới đập lên. Theo người dân địa phương, với những cây chết khô, nếu vài tuần nữa không thể hồi phục thì họ đành phải chặt bỏ để trồng cây mới.
Với đồi chè mới 1-2 năm tuổi, người trồng sẽ xới đất, vun gốc và liên tục tưới nước để vượt qua đợt nắng hạn.
Với đồi trà mới 1-2 năm tuổi, người trồng sẽ xới đất, vun gốc và liên tục tưới nước để vượt qua đợt nắng hạn.
Hàng chục ha cây chè ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng đang chịu cảnh khô hạn tương tự vì nắng nóng. Người dân phải tìm nguồn nước tưới tiêu cả ngày lẫn đêm để chống hạn cho cây trồng.
Hàng chục ha cây trà ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng đang chịu cảnh khô hạn tương tự vì nắng nóng. Người dân phải tìm nguồn nước tưới tiêu cả ngày lẫn đêm để chống hạn cho cây trồng.
Ông Phan Kỳ - Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê - cho biết, nắng nóng kéo dài khiến các vùng trồng chè hoặc cây đặc sản cam, bưởi chịu ảnh hưởng lớn, sản lượng giảm sút. Hiện, một số hồ đập trên địa bàn đã cạn, việc cung ứng nguồn nước tưới đảm bảo chống hạn cũng gặp khó khăn.
Ông Phan Kỳ - Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê - cho biết, nắng nóng kéo dài khiến các vùng trồng trà hoặc cây đặc sản cam, bưởi chịu ảnh hưởng lớn, sản lượng giảm sút. Hiện, một số hồ đập trên địa bàn đã cạn, việc cung ứng nguồn nước tưới đảm bảo chống hạn cũng gặp khó khăn.
Tại Nghệ An, chủ các nhà vườn ở các làng nghề hoa cây cảnh ở xã Nghi Ân (TP. Vinh) cũng đang phải xoay xở đủ cách để chống nóng cho cây. Những cây cảnh có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng được chủ các nhà vườn chăm sóc đặc biệt bằng cách phủ vải lên thân, chặt cành cây khác che phủ lên thân cây tạo thành một chiếc “áo tơi”… để giữ ẩm sau khi tưới nước.
Tại Nghệ An, chủ các nhà vườn ở các làng nghề hoa cây cảnh ở xã Nghi Ân (TP Vinh) cũng đang phải xoay xở đủ cách để chống nóng cho cây. Những cây cảnh có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng được chủ các nhà vườn chăm sóc đặc biệt bằng cách phủ vải, chặt cành cây khác che phủ lên thân cây tạo thành một chiếc “áo tơi”… để giữ ẩm sau khi tưới nước.
Nhiều cây cảnh được phủ vải kín từ dưới gốc lên ngọn khi mới sang chậu để đảm bảo sự sống cho cây.
Nhiều cây cảnh được phủ vải kín từ dưới gốc lên ngọn khi mới sang chậu để đảm bảo sự sống cho cây.
Anh Nguyễn Văn Hải - chủ một nhà vườn ở làng hoa Kim Phúc (xã Nghi Ân) - cho biết, với những cây cảnh mới sang chậu, họ còn phải dùng lưới bao bọc để tránh cái nắng như thiêu như đốt chiếu vào. “Mùa nắng nóng này ít người mua cây cảnh, trong khi chăm sóc vất vả, tốn thêm nhiều chi phí thuê công nhân” - anh Hải nói.
Anh Nguyễn Văn Hải - chủ một nhà vườn ở làng hoa Kim Phúc (xã Nghi Ân) - cho biết, với những cây cảnh mới sang chậu, họ còn phải dùng lưới bao bọc để tránh cái nắng như thiêu như đốt chiếu vào. “Mùa nắng nóng này ít người mua cây cảnh, trong khi chăm sóc vất vả, tốn thêm nhiều chi phí thuê công nhân” - anh Hải nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI