TPHCM sẽ theo mô hình chính quyền 2 cấp

11/09/2013 - 14:33

PNO - PNO - “Sự thành công của đề án chính quyền đô thị TP.HCM không phải là ở tổ chức bộ máy mà cốt lõi là nội dung phân cấp cho thành phố như thế nào, Trung ương phân cấp cho thành phố cái gì để phục vụ cho sự nghiệp phát...

edf40wrjww2tblPage:Content

TPHCM se theo mo hinh chinh quyen 2 cap

Quang cảnh hội nghị bất thường sáng 11/9

 Tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Báo cáo về tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy trình Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM về Đề án thí điểm chính quyền đô thị TPHCM tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết, chính quyền đô thị TP.HCM được tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp:

Chính quyền TP.HCM - thành phố trực thuộc Trung ương: Có HĐND và UBND và có quy mô toàn bộ 24 quận, huyện hiện nay. Chính quyền TPHCM vừa đóng vai trò là chính quyền cấp trực thuộc Trung ương, vừa là chính quyền đô thị của 13 quận nội thành, vì 13 quận nội thành là địa bàn đô thị hiện hữu đang có chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhân dân trên địa bàn này cơ bản sử dụng chung phúc lợi đô thị.

Do đó, ở địa bàn 13 quận nội thành hiện hữu chỉ có 1 cấp chính quyền, là chính quyền TP.HCM. Tại mỗi quận, tổ chức cơ quan đại diện hành chính dưới hình thức ủy ban hành chính, có chủ tịch ủy ban hành chính quận do Chủ tịch UBND TP.HCM bổ nhiệm và miễn nhiệm. Dưới quận có đơn vị hành chính phường, mỗi phường tổ chức cơ quan đại diện hành chính dưới hình thức ủy ban hành chính, có chủ tịch ủy ban hành chính phường do chủ tịch ủy ban hành chính quận bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Chính quyền 4 đô thị thành lập mới: Đây là chính quyền cơ sở dưới cấp chính quyền TP.HCM; có chính quyền 2 cấp - cấp TP.HCM trực thuộc Trung ương và cấp đô thị thành lập mới. Các đô thị này là cấp chính quyền cơ sở, với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cơ cấu chính quyền có HĐND và UBND, hoạt động theo cơ chế phân cấp. Các đô thị này được gọi là thành phố trực thuộc; mang tên địa danh lịch sử, văn hóa của địa bàn đó. UBND thành phố trực thuộc do HĐND thành phố trực thuộc bầu và UBND TP.HCM phê chuẩn. Người đứng đầu UBND các thành phố trực thuộc gọi là chủ tịch.

Chính quyền nông thôn trong đô thị đặc biệt: Bao gồm 3 huyện Cần Giờ, Củ Chi và một phần Bình Chánh, với diện tích 1.304,87 km2; dân số trên 630.000 người, bao gồm 35 xã và 3 thị trấn, chiếm 62% diện tích tự nhiên của thành phố.

Cơ quan đại diện hành chính của chính quyền TP.HCM ở huyện: huyện không phải là cấp chính quyền, nên cơ quan hành chính huyện chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước theo cơ chế ủy nhiệm/ủy quyền của Chính quyền TP.HCM (gọi là cánh tay nối dài của chính quyền thành phố).

Chính quyền xã và thị trấn: xã và thị trấn là cấp chính quyền cơ sở, có HĐND và UBND, với cơ chế tự chủ (tương đương chính quyền 4 thành phố trực thuộc), do Chính quyền TP.HCM quản lý theo cơ chế phân cấp. UBND các xã, thị trấn do HĐND của cấp tương ứng bầu, miễn/bãi nhiệm và được UBND TP.HCM phê chuẩn.

Về cơ chế phân cấp, Chính quyền TP.HCM với địa vị pháp lý là chính quyền địa phương trực thuộc Trung ương, kiến nghị Trung ương phân cấp mạnh để tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền, trên các lĩnh vực: thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (thẩm quyền lập quy); thẩm quyền về tài chính công; bộ máy tổ chức và nhân sự; về các nội dung quản lý Nhà nước khác trên cơ sở phân định về công vụ, nhiệm vụ thuộc cấp nào thì ngân sách cấp đó đài thọ, địa chỉ trách nhiệm của mỗi cấp rõ hơn, việc gì địa phương thực hiện tốt hơn, sát với thực tế hơn, bảo đảm lợi ích của dân tốt hơn thì phân cấp cho địa phương thực hiện.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Chính quyền TP.HCM được sắp xếp theo hương gọn nhẹ, quản lý đa ngành, giảm đầu mối, hạn chế cấp trung gian.

TPHCM se theo mo hinh chinh quyen 2 cap

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải phát biểu kết luận tại hội nghị.

Đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

Nhấn mạnh đến yêu cầu về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong chính quyền đô thị, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân quán triệt: Quá trình chuẩn bị, trình, phê duyệt và triển khai thực hiện thí điểm chính quyền đô thị TP.HCM phải đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nói chung, đối với hệ thống chính quyền thành phố nói riêng, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
Cụ thể, đối với địa bàn đô thị hiện hữu gồm 13 quận nội thành hiện hữu, cấp quận, cấp phường là cấp quản lý hành chính, tổ chức ủy ban hành chính (không tổ chức HĐND) thì duy trì tổ chức đảng là quận ủy, đảng ủy phường như hiện nay.

Đối với địa bàn đang đô thị hóa: dịa bàn này dự kiến tổ chức thành 4 thành phố trực thuộc, là một cấp chính quyền đô thị hoàn chỉnh (có HĐND); dưới cấp chính quyền này là cấp quản lý hành chính, tổ chức ủy ban hành chính phường (không có HĐND). Theo đó, tổ chức đảng cấp thành phố trực thuộc là Thành ủy; tổ chức đảng cấp phường là đảng ủy cơ sở.

Đối với địa bàn nông thôn trong đô thị đặc biệt: địa bàn này dự kiến cấp huyện là cấp quản lý hành chính, tổ chức ủy ban hành chính huyện (không có HĐND), cấp xã và thị trấn là cấp chính quyền cơ sở (có HĐND). Theo đó, tổ chức đảng cấp huyện là huyện ủy; tổ chức đảng cấp xã, thị trấn là đảng ủy cơ sở xã, thị trấn.

Tổ chức MTTQ VN và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong chính quyền đô thị TP.HCM được tổ chức ở các đơn vị hành chính gồm: cấp TP.HCM, các thành phố trực thuộc, quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cho rằng, sự thành công của Đề án chính quyền đô thị TP.HCM không phải là tổ chức bộ máy mà cốt lõi là nội dung phân cấp cho thành phố như thế nào, Trung ương phân cấp cho thành phố cái gì để phục vụ cho sự nghiệp phát triển.

Bí thư Thành ủy cho biết, theo lộ trình, sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM thông qua, trình HĐND TP.HCM, dự kiến TP.HCM sẽ trình Chính phủ vào cuối tháng 9/2013. Nếu được chấp thuận, vào thời điểm bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021, sẽ tiến hành triển khai áp dụng mô hình mới.

Trần Ái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI