Cải thiện môi trường đầu tư - một yêu cầu cấp thiết:

TPHCM làm gì để trở thành thương hiệu hấp dẫn?

19/03/2021 - 06:42

PNO - Để thành phố trở thành thương hiệu hấp dẫn, cần thúc đẩy phát triển các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao, xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh, chính quyền tích cực hỗ trợ nhà đầu tư...

Sáng 19/3, UBND TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động của tổ công tác về đầu tư và lấy ý kiến góp ý kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư năm 2021, nhằm đánh giá tình hình đầu tư, hiệu quả hoạt động của tổ công tác đầu tư, đồng thời triển khai thực hiện chủ đề năm 2021 - Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư.

Làm gì để thành phố trở thành thương hiệu hấp dẫn? Trả lời câu hỏi trên của phóng viên Báo Phụ Nữ TPHCM, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra nhiều giải pháp như: thúc đẩy phát triển các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao, xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh, chính quyền tích cực hỗ trợ nhà đầu tư... 

Tiếp tục mở thêm nhiều cụm, trung tâm

Theo tiến sĩ Burkhard Schräge (Đại học RMIT), Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt được mức tăng

Có hai điều mà TPHCM nên làm để tăng cường sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư: tạo ra các chính sách công làm cơ sở thu hút lao động trí thức; sử dụng cơ sở hạ tầng hiệu quả, thân thiện với môi trường và tăng cường năng lực đổi mới.
Tiến sĩ Schräge (Trường đại học RMIT)

trưởng tích cực trong năm 2020, ngay trong đại dịch COVID-19. Trong đó, không thể đánh giá thấp vai trò của TPHCM đối với cả nước và khu vực. Khoảng 25% hoạt động kinh tế của Việt Nam diễn ra ở đây với mức lương trung bình cao hơn gấp đôi cả nước, tương đương khoảng 6.900 USD/người/năm, dù TPHCM chỉ chiếm khoảng 10% dân số toàn quốc.

Tuy nhiên, ông Schräge cho rằng, với vai trò là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, sự suy giảm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 5 năm qua của TPHCM là vấn đề cần suy nghĩ thấu đáo. Năm 2014, TPHCM được xếp hạng là địa phương có mức độ cạnh tranh cao thứ tư ở Việt Nam nhưng năm 2019 lại rơi xuống vị trí thứ 14. Điều này không có nghĩa là TPHCM giảm năng lực cạnh tranh mà có thể các tỉnh, thành khác đang cạnh tranh ngày càng tốt hơn. 

“Xét ở bình diện quốc tế, TPHCM được xếp hạng tốt. Theo Viện Brookings, trong số 300 đô thị trên toàn thế giới, TPHCM xếp thứ 31 về chỉ số hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, TPHCM lại tụt hậu so với Hà Nội và các thành phố khác ở châu Á như Jakarta, Manila hay Bắc Kinh” - ông Schräge thông tin.

TPHCM sẽ cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực như thế nào? Đâu là thế mạnh của TPHCM? TPHCM có những thế mạnh nào để cạnh tranh có thể phát triển hơn nữa? Theo kết quả PCI năm 2019, TPHCM xếp hạng cao nhất cả nước về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, có thứ hạng cao về chính sách lao động.

Theo giáo sư Michael Porter (Đại học Harvard, Mỹ), năng lực cạnh tranh của các thành phố phần lớn được quyết định bằng khả năng tạo ra các cụm công nghiệp mũi nhọn. Việc định vị chặt chẽ các công ty trong toàn bộ chuỗi giá trị theo ngành nghề là hết sức cần thiết. Ví dụ, công ty nghiên cứu phát triển y tế nằm cạnh công ty sản xuất và cơ sở phân phối dược phẩm sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và lợi thế sẽ càng lớn nếu các đơn vị này hợp tác với một trường đại học y dược gần đó. TPHCM có vẻ đang làm rất tốt việc phối hợp này.

Biểu đồ chỉ số PCI của TP.HCM trong mười năm 2009-2019
Biểu đồ chỉ số PCI của TPHCM trong mười năm 2009-2019

Tiến sĩ Schräge cũng đồng tình rằng, TPHCM cần tiếp tục phát triển các cụm công nghiệp. Việc tổ chức sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phát triển công nghệ trong Khu công nghệ cao TPHCM là một điển hình về việc cụm công nghiệp giúp tăng khả năng cạnh tranh. Chính phủ nên tiếp tục xem xét các mô hình tương tự để tăng sức hấp dẫn cho TPHCM trước nhà đầu tư nước ngoài.

Ở một khía cạnh khác của phát triển, tiến sĩ Schräge góp ý: “Bên cạnh một trung tâm tài chính khu vực đang được thảo luận, tôi thấy có thể xem xét đến một cụm du lịch gồm khách sạn, nhà hàng và nhiều nhà cung ứng cho ngành nhà hàng, khách sạn. Về tổng thể, có nhiều cơ hội để TPHCM xây dựng thêm các cụm bằng cách tận dụng lực lượng lao động, hạ tầng, sự sẵn sàng của lãnh đạo”.

Tạo môi trường đầu tư nghiêm túc

Theo ông Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM - thế giới đã có những thành phố lớn mà khi nghe đến tên gọi, các nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào ngay vì họ hiểu rằng, chính quyền ở đó nói là làm, đã cam kết là thực hiện đúng, ví dụ Singapore hay Westminster (Vương quốc Anh). TPHCM cần phải mạnh mẽ đặt mục tiêu trở thành những thương hiệu như vậy. 

Ông Thắng cho rằng, để thu hút đầu tư, trước tiên, cần đặt câu hỏi đơn giản là khi có một người nào đó định làm ăn với chúng ta, họ sẽ nhìn vào cái gì để có thể mạnh dạn hợp tác đầu tư. Với một quốc gia, một địa phương thì đó là quy mô dân số, sự tăng trưởng kinh tế, sức chống chịu và tốc độ hồi phục trước những “cú sốc”. Ngoài ra, vấn đề hạ tầng cũng rất quan trọng vì nó liên quan lớn đến chi phí thực hiện và vận hành dự án. Thực tế, hạ tầng của TPHCM vẫn chưa tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

TP.HCM cần phát triển mạnh mẽ hạ tầng để có thể thu hút các nhà đầu tư - ảnh: Quốc Ngọc
TPHCM cần phát triển mạnh mẽ hạ tầng để có thể thu hút các nhà đầu tư - ảnh: Quốc Ngọc

Theo ông Thắng, gần đây, Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế, tạo ra những cam kết bảo hộ đầu tư. Đây là điều thuận lợi để thu hút đầu tư nếu chúng ta chuẩn bị môi trường đầu tư tốt. “Trước kia, chúng ta thiếu vốn nên tắc nghẽn. Bây giờ, nếu vốn đã được tháo gỡ rồi thì cần đi vào nguyên nhân nội tại, đó là môi trường đầu tư. Về quy hoạch, TPHCM phải công khai các loại đất khác nhau để nhà đầu tư hiểu rõ, dễ dàng tiếp cận” - ông Thắng nói. 

Cũng theo ông Thắng, hiện nay, việc tiếp cận thông tin có cải thiện, nhưng đến khi thực hiện, lại gặp phải thủ tục hành chính rối rắm. Ông đặt vấn đề: “Thủ tục, quy trình là do con người đặt ra; đặt ra được thì tháo gỡ được, nhưng tại sao việc tháo gỡ lại khó đến như vậy?”. Ông nhận định: “Do chưa có tính đồng bộ về thể chế, luật pháp, chưa có sự đồng thuận trong phương hướng phát triển giữa các bộ, ngành và lãnh 
đạo TPHCM”. 

Nếu mong muốn có được những nhà đầu tư ổn định, nghiêm túc, lâu dài, phía kêu gọi đầu tư cũng phải chuẩn bị sự ổn định, nghiêm túc, lâu dài. “Định hướng đầu tư nghiêm túc và thực hiện càng nghiêm túc thì sẽ tìm được nhà đầu tư nghiêm túc. Nôm na như nồi nào úp vung nấy vậy. Ngược lại, nếu cứ nhìn ngắn hạn, ăn xổi ở thì, những nhà đầu tư ngắn hạn sẽ tranh thủ nhảy vào. Cách chúng ta chuẩn bị môi trường đầu tư sẽ quyết định đối tượng tìm đến” - ông Thắng nhấn mạnh. 

Quốc Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI