Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương - đánh giá, tỉ lệ này là cao hơn cấp Trung ương, nó cho thấy TPHCM đã chú trọng đến công tác cán bộ nữ.
|
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai (đứng giữa) trao đổi cùng các đại biểu tham gia hội nghị |
Mong manh giữa văn hóa và bất bình đẳng giới
Tại hội nghị chuyên đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới” do Ban
“Tôi hay nói với các nữ đại biểu Quốc hội là đừng để đưa vào vì cơ cấu, mà là phải đưa vào vì chất lượng cán bộ. Người dân bỏ phiếu là do thấy mình xứng đáng, mình phải phấn đấu để chất lượng cao hơn cơ cấu”. Bà Trương Thị Mai Ủy viên Bộ Chính trị |
Thường vụ Thành ủy TPHCM vừa tổ chức cuối tuần qua, bà Trương Thị Mai đã nhắc lại Công ước Cedaw - Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Theo bà Mai, Việt Nam là một trong các quốc gia đầu tiên tham gia công ước, công tác thúc đẩy bình đẳng giới từ đó đến nay được Đảng và Nhà nước quan tâm như một cuộc cách mạng.
Bà Mai cho biết, tất cả đạo luật đều yêu cầu đánh giá về tác động bình đẳng giới và dẫn chứng nhiều bộ luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng có lợi cho phụ nữ, như Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (đã nâng thời gian nghỉ thai sản cho nữ từ 4 lên 6 tháng, người chồng cũng được nghỉ 7 ngày); Luật Đất đai (bổ sung người vợ chung sở hữu nhà đất cùng chồng); điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dành cho nữ cấp thứ trưởng và tương đương để họ có cơ hội cống hiến nhiều hơn… Nhưng đâu đó, phụ nữ Việt Nam vẫn chịu nhiều định kiến, bất công, cản trở sự phát triển. Một trong những ảnh hưởng là vai trò của người mẹ, người vợ - vốn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Về chuyện này, giữa bình đẳng giới - văn hóa - bất bình đẳng giới là rất mong manh. Nhiều chị em thấy vui và hạnh phúc khi được chăm sóc chồng con, nhà cửa, nội trợ để gìn giữ mái ấm thì là bình đẳng. Nhưng một khi những công việc nói trên trở thành trách nhiệm áp đặt, đòi hỏi và phải làm trong ức chế thì là bất bình đẳng giới. Vì lẽ đó, trên con đường phát triển của nữ giới, theo Thường trực Ban Bí thư, nam giới đóng vai trò quan trọng: “Người đàn ông mà quan tâm vợ con, đỡ đần, chia sẻ, thấu hiểu thì cơ hội bình đẳng giới cho vợ, con khi ra ngoài xã hội cũng sẽ tốt hơn”.
|
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị |
Nếu có thông tin chính xác rằng, ở nơi nào cán bộ nữ đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn mà chưa được đưa vào quy hoạch thì Ban Thường vụ Thành ủy sẽ xử lý luôn người đứng đầu, thậm chí là có chế tài”. Ông Nguyễn Văn Nên Bí thư Thành ủy TPHCM |
Dẫn chứng về vai trò nam giới, theo bà Mai, suốt quá trình công tác, bà thường vận động đàn ông phát biểu, tham gia đề xuất ý kiến, giải pháp, chính sách cho chị em phụ nữ. Qua đó, không chỉ tạo điều kiện để “cánh mày râu” thấu hiểu hơn vai trò, trách nhiệm của nữ giới mà còn lan tỏa sự đồng thuận, nữ giới cũng cảm thấy được sẻ chia.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương - chỉ ra một thực tế, Việt Nam có rất nhiều chế độ, chính sách dành cho nữ giới, nhưng để phát triển, chị em phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua những rào cản vô hình.
Cần đánh giá đúng, khách quan về vai trò, năng lực của cán bộ nữ
Dẫn lại tỉ lệ nữ trong Đảng bộ, chính quyền và cơ quan dân cử của TPHCM nói trên, bà Trương Thị Mai cho rằng, TPHCM quan tâm thúc đẩy bình đẳng giới, tạo cơ hội cho nữ giới phát triển và tham chính là rất tốt. Bà Trần Kim Yến - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM - cho hay, những tỉ lệ mà thành phố đạt được cho thấy không chỉ là sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp mà còn là sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ cán bộ nữ. Tỉ lệ ấy là rất cao và phải có nhiều giải pháp, bao gồm cả công tác quy hoạch ngay từ cấp cơ sở.
Nói về chất lượng cán bộ nữ, bà Kim Yến cho hay, thường khi có kết quả quy hoạch, thành phố đều chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí để cán bộ nữ được tiếp cận chức danh, qua đó rèn luyện và ngày càng trưởng thành. Ngoài ra, thành phố còn chú trọng chế độ, chính sách hỗ trợ, đặc biệt đối với cán bộ nữ nuôi con dưới 5 tuổi. Hội LHPN TPHCM cũng có nhiều chương trình hỗ trợ vốn để chị em có thể mua sắm trang thiết bị gia dụng giúp giải phóng mình khỏi áp lực của công việc nội trợ, gia đình.
Bà Trần Kim Yến chỉ ra một hạn chế cho sự phát triển của nữ giới: “Độ tuổi đào tạo vẫn đang có sự chênh lệch giữa cán bộ nữ và nam. Về lý luận chính trị cao cấp, yêu cầu nữ phải 38 trong khi nam là 40 tuổi. Trong khi giai đoạn phụ nữ làm tốt nhất thiên chức người mẹ là từ 25-35 tuổi”. Theo bà, để phấn đấu và đi học lúc 38 tuổi là một khó khăn; chưa kể thành phố đang tinh giản bộ máy, số lượng cán bộ làm việc đều rất sát với nhu cầu công việc nên việc cử đi học có thể ảnh hưởng đến công việc chung và gây áp lực thêm cho cán bộ nữ.
Đồng tình, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết đề xuất nên có chế độ ưu tiên dành cho nữ trong 10 năm đầu nuôi con, có thể là thời gian nâng lương ngắn hơn để chị em cảm thấy không bị thiệt thòi. Bà Nguyễn Trần Phượng Trân - Chủ tịch Hội LHPN TPHCM - cũng cho rằng nên nghiên cứu nhằm tạo sự bình đẳng trong độ tuổi quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm. Bà nói: “Cần đánh giá đúng đắn, khách quan về vai trò, năng lực cũng như sự cống hiến của cán bộ nữ để có sự chia sẻ trong công việc và gia đình, qua đó động viên kịp thời cán bộ nữ, nhất là người trẻ để giúp họ vượt qua khó khăn, thách thức và hứng khởi với nhiệm vụ được giao”.
Ông Trần Văn Nam - Bí thư Huyện ủy Bình Chánh - cho hay, nhiều nhiệm vụ được giao cho nữ vốn tưởng thuộc về nam giới, nhưng chị em không những làm bằng mà còn tốt hơn.
Quan tâm tạo nguồn
Nhắc lại “35% nữ giới - tỉ lệ cần phấn đấu”, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai cho biết, đây là con số được Liên hiệp quốc khuyến nghị. Khi đủ 35% nữ giới trong đội ngũ cán bộ quản lý thì sẽ tạo được những thay đổi trong chính sách dành cho phụ nữ, trẻ em, xóa bỏ các tập tục lạc hậu cản trở sự phát triển của nữ giới. Bà cho rằng, tỉ lệ mang tính cơ cấu đồng nghĩa trao cơ hội, môi trường bình quyền cho nữ giới, còn chính chị em phải phấn đấu, tạo giá trị thực để có sự thuyết phục.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đồng tình: “Hiện nay sự bình đẳng giới giữa nam - nữ ngày càng rõ rệt hơn. Nhiều quyết sách tạo cơ hội cho nữ giới được tham gia xây dựng và phát triển đất nước, đóng góp chung cho sự tiến bộ của thế giới”. Theo ông, vấn đề lớn nhất của công tác cán bộ nữ là tạo nguồn, chuẩn bị một đội ngũ kế cận, liên tục và việc tạo nguồn quan trọng nhất vẫn phải dựa trên chọn lựa chủ động lẫn nỗ lực tự thân của chị em; tiếp đó là sự hỗ trợ, đào tạo của người đứng đầu.
Theo ông Nguyễn Văn Nên, trong các giai đoạn phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác cán bộ nữ, không chỉ ở nghị quyết mà còn cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật. Ông khẳng định, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu để có chính sách phát triển cán bộ nữ, nhưng trước tiên, công tác quản lý và quy hoạch cần sự mềm mỏng, khéo léo để tận dụng được hết khả năng, đặc tính riêng về giới của cả cán bộ nam và nữ. Ông nói: “Nam hay nữ đều có mặt ưu, khuyết. Phải làm sao để phát huy được điểm mạnh của người này với người kia, phù hợp trong từng bối cảnh thì chúng ta sẽ mạnh hơn”.
Tuyết Dân
“Thành phố hiện có tỉ lệ cán bộ nữ giữ những vị trí chủ chốt khá cao nhưng cấp trưởng phòng thì còn thấp so với nam. Sắp tới thành phố sẽ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này”. Ông Dương Anh Đức Phó chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới TPHCM |