TP.HCM tràn ngập “phố nước ngoài”

09/04/2014 - 16:12

PNO - PN - “Phố Trung Quốc” không chỉ xuất hiện ở Đà Nẵng, tại TP.HCM, tình trạng biển hiệu “quên” tiếng mẹ đẻ, chỉ ghi toàn tiếng nước ngoài cũng nhan nhản khắp nơi, thậm chí có những đoạn đường biến tướng thành những...

edf40wrjww2tblPage:Content

Theo quy định của Luật Quảng cáo, nội dung biển hiệu treo trước cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải thể hiện tối thiểu các nội dung gồm: tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu trong các sản phẩm quảng cáo phải bằng tiếng Việt (trừ trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt).

Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Quy định là vậy, nhưng thực tế lại khác hẳn.

Đường Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1 đang bị biến thành “phố liên hiệp quốc tế” với rất nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh chỉ treo biển hiệu ghi tiếng nước ngoài. Cạnh số 15 đường Lê Thánh Tôn, một khách sạn ba tầng treo hai biển hiệu nhưng tất cả đều bằng tiếng nước ngoài, không có bất kỳ chữ tiếng Việt nào. Chữ được ưu tiên đặt phía trên và có kích thước lớn nhất được viết bằng tiếng Trung Quốc, chữ nhỏ phía dưới là tiếng Anh. Tương tự, cách đó khoảng 50m, một cửa hàng bán thức ăn treo đến năm tấm biển hiệu và biển quảng cáo nhưng chỉ thể hiện bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Trung.

TP.HCM tran ngap “pho nuoc ngoai”

Một nhà hàng trên đường Công trường Mê Linh, Q.1, chữ Trung Quốc lấn át chữ Việt

TP.HCM tran ngap “pho nuoc ngoai”

Một nhà hàng trên đường Lê Thánh Tôn, Q.1 chỉ toàn chữ Nhật  

TP.HCM tran ngap “pho nuoc ngoai”

Biển hiệu của hai cửa hàng trên đường Lê Thánh Tôn, Q.1 không có một chữ Việt

TP.HCM tran ngap “pho nuoc ngoai”

Từ nhãn hàng trong nước đến nước ngoài, tất cả đều ưu tiên sử dụng tiếng Anh (ảnh chụp tại góc đường Thái Văn Lung - Lê Thánh Tôn, Q.1)

Chạy dài trên con đường này đến góc đường Thái Văn Lung - Lê Thánh Tôn, đầy dẫy cửa hàng bán thức ăn, nước uống chỉ treo biển hiệu bằng tiếng Anh. Cụ thể, nhãn hàng thức ăn Sambo đặt một biển quảng cáo giới thiệu các món ăn, giá cả, tất cả đều bằng tiếng Anh. Đáng nói là một số nhãn hàng trong nước như: cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp Mai Hà Lan… cũng “đua đòi” chạy theo "mốt", bỏ quên tiếng mẹ đẻ, đặt tiếng nước ngoài lên trên tiếng Việt.

Một nhà hàng khác tại số 11 Công trường Mê Linh, P.Bến Nghé, Q.1 cũng khiến nhiều người “chướng mắt” vì phải khó khăn lắm mới nhận ra đó là nhà hàng hải sản vi cá Phúc Lâm. Trước cổng lớn nhà hàng là một tấm biển to tướng tiếng Trung Quốc. Chữ Việt được dành cho một tấm biển đặt khuất sâu bên trong nhà hàng. Ngoài ra, hàng chục biển hiệu, biển quảng cáo của nhiều cửa hàng khác trên đường Thái Văn Lung, Ngô Văn Năm, Thi Sách… ở Q.1 cũng ưu tiên cho đủ thứ tiếng, trừ tiếng Việt.

 Phan Trí 

Theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP, hành vi vi phạm trong việc ghi nội dung biển hiệu sẽ bị xử phạt như sau: Không ghi đúng hoặc không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng - 3 triệu đồng.

Trường hợp trên biển hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước không viết bằng chữ Việt Nam mà chỉ viết bằng chữ nước ngoài; thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên chữ Việt Nam hoặc kích thước chữ nước ngoài lớn hơn chữ Việt Nam sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng - 5 triệu đồng. Ngoài việc phạt hành chính, tất cả các biển hiệu vi phạm đều phải tháo dỡ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI