TP.HCM đề nghị lập Ban nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giúp TP phát triển đột phá

20/03/2019 - 19:48

PNO - Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đức... đã phát triển đột phá hạ tầng giao thông, xã hội, thương mại. Nhưng đến nay Việt Nam chưa xây dựng được hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là quá chậm.

Đó là nhận định của các chuyên gia, đại biểu tại buổi hội thảo khoa học Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TPHCM giai đoạn 2019 – 2025 do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP tổ chức ngày 20/3. 

Theo PGS.TS Thoại Nam, ĐH Bách khoa TP.HCM, trong lĩnh vực AI, chúng ta đang đi sau rất nhiều quốc gia, trong khi chúng ta lại ít tiền, muốn đi nhanh thì phải nhìn các nước trên thế giới làm gì để chọn hướng đi đúng đắn cho mình.

Trung Quốc có kế hoạch AI 3 năm (2017-2020) và kết quả đã phát triển đột phá hạ tầng giao thông, xã hội. Châu Âu có Đức tập trung xây dựng phát triển dịch vụ thông minh để phục vụ thương mại. Mỹ cắt giảm kinh phí phát triển nhiều lĩnh vực khác để tập trung phát triển cho AI.

Ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM nhận định, TP có rất nhiều bạn trẻ năng động, có năng lực trong lĩnh vực AI, nhưng cần có cơ chế đầu tư và phát triển hệ sinh thái AI một cách bài bản, nghiêm túc. Phải chọn đúng doanh nghiệp để phát triển chứ không phải chạy theo phong trào hay chỉ để giải ngân nguồn tiền…

TP.HCM de nghi lap Ban nghien cuu ung dung tri tue nhan tao de giup TP phat trien dot pha
"Doanh nghiệp quan tâm đến tính minh bạch trong đấu thầu các dự án AI", ông Phương nhấn mạnh

"Có như vậy thì trong tương lai, chúng ta mới có những thành tựu AI ứng dụng vào các lĩnh vực thực tiễn. Mỹ, Nhật có những sản phẩm chất lượng tự hào mang thương hiệu của từng nước, nhưng đến nay chúng ta có gì?" - ông Đức nói. 

Ông Hoàng Minh Phương, người sáng lập công ty công nghệ Graphicsminer cho biết: "Chúng tôi là doanh nghiệp thường làm việc với các đối tác nước ngoài nên vấn đề chúng tôi quan tâm là chính sách phát triển AI của TP và sự minh bạch trong đấu thầu các dự án có sòng phẳng, mang lại sự hiệu quả không".

TS Nguyễn Hoàng Tú Anh, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Thông tin TP.HCM đề nghị, TP cần đưa ra bài toán cụ thể. Chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp. Doanh nghiệp dựa trên giải pháp đó xây dựng sản phẩm cụ thể, chứ đòi trường ĐH làm từ A-Z là không thể nổi.

“Tôi mong có quỹ đầu tư phát triển AI của TP, gồm 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Quỹ này là cầu nối đưa ra những bài toán của TP có lời giải nhanh, tạo ra “quả đấm thép”. Cái người Việt mình yếu là thiếu sự đoàn kết để giải những bài toán lớn, tôi hi vọng chính sách hoàn chỉnh sẽ xoá bỏ rào cản này”, TS Tú Anh nhấn mạnh.

TP.HCM de nghi lap Ban nghien cuu ung dung tri tue nhan tao de giup TP phat trien dot pha
Bí thư Thành uỷ TP.HCM gợi ý nhiều giải pháp

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, tuy TP.HCM chưa có chương trình về AI, nhưng đã có các cơ sở giáo dục đại học đi vào lĩnh vực AI từ 20 – 30 năm. Chúng ta quyết tâm làm sẽ không quá trễ. 

Ông Nhân khẳng định: Một phía không làm được trí tuệ nhân tạo, phải có liên ngành, xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo. Nếu cái này Nhà nước làm một mình chắc chắn là sai. Chúng tôi không có kinh nghiệm, mà phải có doanh nghiệp, nhà khoa học tham gia là chính, sau đó sẽ kiến nghị với TP hợp tác với ai, nghiên cứu cái gì, ứng dụng ở đâu? Tôi đề nghị cuối tháng 3/2019 phải hình thành được Ban nghiên cứu hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo TP.HCM để tháng 4 chính thức bắt tay vào làm.

Tiêu Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI