TP.HCM chuẩn bị triển khai sách giáo khoa điện tử

18/08/2014 - 21:20

PNO - PNO - Chiều 18/8, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo giới thiệu sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng dành cho HS các lớp 1, 2, 3 theo đề án thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện GD tiểu học từ lớp...

edf40wrjww2tblPage:Content
TP.HCM chuan bi trien khai sach giao khoa dien tu
Giới thiệu đề án sách giáo khoa điện tử

Đề án thí điểm đưa sách giáo khoa điện tử (SGKĐT) và máy tính bảng vào trường tiểu học công lập của TP.HCM đã trình Bộ GD-ĐT phê duyệt, bước đầu dành cho HS lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

Nếu như phương pháp dạy và học truyền thống khiến HS tiểu học phải “cõng” một lượng lớn sách vở và đồ dùng học tập thì SGKĐT sẽ hạn chế được những bất cập nêu trên, HS sẽ không phải mang SGK in sẵn.

Toàn bộ chương trình SGK được đưa vào SGKĐT dưới dạng 3D, kết hợp với âm thanh, hình ảnh, và được cài đặt vào máy tính bảng, tạo ra sự tương tác, giúp HS dễ học, dễ hiểu. Khi có yêu cầu sửa đổi và bổ sung nội dung sẽ cài đặt lại tổng thể, giảm chi phí in ấn và mua sắm cho phụ huynh HS.

Máy tính bảng để tích hợp SGKĐT có giá thành tối thiểu khoảng 5 triệu đồng/máy, nên khi thực hiện buộc phải xã hội hóa. Đến nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình UBND TP các phương án và đang đưa các phương án ra lấy ý kiến rộng rãi đến đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo và phụ huynh HS.

Nếu được thực hiện, đề án thí điểm đưa SGKĐT và máy tính bảng vào trường tiểu học công lập sẽ tiêu tốn khoảng 4.000 tỉ đồng.

Bà Lê Thị Ngọc Điệp - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) băn khoăn về mạng internet, liệu có đáp ứng cho việc nhiều HS cùng sử dụng mạng. Kinh phí cũng là điều cần tính kỹ, nhất là phải tính sao để phụ huynh được trả góp dài hạn. “Có thể chọn lựa thiết bị khi mua sắm và có nhất thiết phải mua hết mọi thiết bị theo danh mục của đề án? Nếu mua số nhiều có được giảm giá thành?", bà Điệp đặt vấn đề.

Nhiều ý kiến khác còn lo lắng đến công tác tập huấn cho GV; việc xã hội hóa GD cho tất cả ba khối lớp; ảnh hưởng đến các hoạt động GD kỹ năng sống, ảnh hưởng đếnsức khỏe HS.

Bà Võ Ngọc Thu - Trưởng phòng Giáo dục Q.5, cho rằng: “Đề án là mơ ước của tất cả HS. Nếu quyết tâm thì nên làm theo lộ trình, mỗi quận nên thí điểm thực hiện từ 1 - 3 trường, mỗi trường thí điểm từ 1 - 3 lớp. Sau đó, có sơ kết tổng kết. Nếu tốt thì xã hội sẽ đồng thuận”.

Minh Nhật

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI