Tổng thống Ukraine lại nói ngược kế hoạch lấy lại Crimea

05/04/2016 - 08:07

PNO - Với tiềm năng quân sự không được đánh giá cao, Ukraine đã liên tiếp chuyển chiến thuật để giành lại Crimea.

Ukraine thay đổi chiến thuật xoành xoạch

Những quan điểm bất nhất trong lời nói, chiến thuật lấy lại bán đảo Crimea từ tay Nga liên tục được Kiev đưa ra. Mới đây, Đài Radio Svoboda đưa tin, Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko đã thừa nhận việc Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực.

Nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, Kiev đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để khẳng định yêu sách chủ quyền thông qua đàm phán. Theo lời ông, ngành ngoại giao Ukraine đã thu được những thành công lớn về phương diện này.

“Chúng tôi cần nhiều hơn nữa sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới cũng như cần nhiều hơn nữa những sự phối hợp hành động một cách hiệu quả trong vấn đề này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cần sự nỗ lực của các nhà ngoại giao Ukraine”, Tổng thống Ukraine nói, đồng thời khẳng định, các nhà ngoại giao Ukraine đã có những bước tiến lớn theo đường hướng này.

Tong thong Ukraine lai noi nguoc ke hoach lay lai Crimea
Ukraine liên tiếp đưa ra những tuyên bố bất nhất về cách thức chống lại Nga.

Trước đó ngày 18/3, ông Poroshenko còn tuyên bố Kiev đang đàm phán về việc lấy lại Crimea dưới định dạng "Geneva+". Tuy nhiên, tổng thống Ukraine không nói rõ là những nước nào, ngoài Ukrane ra, đang tham gia cuộc đàm phán.

Ngoài ra, kiến nghị điện tử về cấm Nga xây dựng cây cầu qua eo biển Kerch đã xuất hiện trên trang web của Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko. Kiến nghị đăng ký ngày 24/3 với tiêu đề: "Cấm Nga xây cầu Kerch".

Còn nhớ, chỉ mới trước đó ít ngày Ukraine đã đưa ra quan điểm rất khác khả năng của mình. Hôm 10/3, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov khẳng định sau khi hiện đại hóa quân đội, Ukraine sẽ giành lại Crimea bằng ý chí của mình.

Theo ông Avakov, “Ukraine sẽ phải tái cơ cấu và tái xây dựng quân đội, lực lượng vệ binh quốc gia và cảnh sát, do đất nước hầu như không có gì trước khi bắt đầu chiến sự… rồi sau đó, bằng ý chí của mình, Crimea sẽ trở lại với chúng tôi – tôi không có nghi ngờ gì về điều này”.

Ông cho biết thêm rằng Bộ Nội vụ Ukraine, cùng với các nhà lập pháp, đang tạo ra một lực lượng Vệ binh quốc gia đặc biệt để “sẵn sàng cho sự trở lại của Crimea”.

Thêm vào đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kiev ngày 14/1, tức một ngày sau khi vòng đàm phán hòa bình mới chính thức diễn ra ở Minsk (Belarus), ông Poroshenko nói rằng, ông hy vọng Kiev vào cuối năm nay sẽ giành lại quyền kiểm soát đối với vùng đất miền đông “bị chiếm đóng”, cùng bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định rằng, nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây và chỉ dựa vào khả năng quân sự của mình thì Kiev không thể làm gì ngoài việc sử dụng võ mồm để đả kích lại Nga.

Ukraine liên thủ với Thổ, nhờ EU giúp đỡ

Để thực hiện mục tiêu giành lại bán đảo Crimea từ Nga và thề lấy lại những vùng đất bị phe ly khai ở miền đông chiếm đóng ngay trong năm nay, Tổng thống Poroshenko hôm 14/1 nhấn mạnh ông này muốn Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ Ukraine thực hiện mục tiêu trên.

Tổng thống Poroshenko gần như không hé lộ chi tiết kế hoạch giành lại bán đảo Crimea, nơi đặt căn cứ hải quân của Nga.

Tiếp tục nhấn mạnh điều này một lần nữa, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ngày 5/3 cũng đưa ra tuyên bố, Ukraine cần một cuộc sống hòa bình và khôi phục kiểm soát đối với Donbass và Crimea.

Bởi vậy, ông Yatsenyuk nói rằng: “Chúng ta cần một cuộc sống hòa bình. Đất nước cần hòa bình. Chúng ta sẽ đấu tranh vì nền hòa bình mà chúng ta mong đợi. Tôi hy vọng các đối tác phương Tây của chúng ta sẽ làm tất cả để giúp những đưa trẻ của chúng ta không phải chết trên mặt trận.”

Khi dừng lại ở đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Vladimir Ogryzko, chia sẻ tại một buổi họp báo hồi cuối tháng 3 tại Kiev. Ông Ogryzko cho hay, Nga sẽ không được phép hoạt động trên biển, mà là trong một "cái hồ", rất khó để thoát ra.

Tong thong Ukraine lai noi nguoc ke hoach lay lai Crimea
Các tàu thuộc Hạm đội Biển Đên của Nga.

“Chúng ta cần tăng cường đáng kể hợp tác quân sự với Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta cần thiết lập một vài lực lượng chung với Thổ Nhĩ Kỳ như chúng ta từng làm với Ba Lan, để khi Nga thoát ra cánh phía Nam (của Biển Đen) thì đã có Thổ Nhĩ Kỳ chặn lại.

Chúng ta cần suy tính lại sự hợp tác trên biển với Thổ Nhĩ Kỳ, Rumania, Bulgaria và Gruzia. Và điều quan trọng là kêu gọi Mỹ tham gia vào nhóm hợp tác quân sự Biển Đen này".

Trong một diễn biến mới đây nhất, hôm 3/4, 2 tàu Hải quân Ankara đã tới cảng ở TP Odessa – Ukraine trong khuôn khổ hợp tác quân sự giữa 2 nước.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI