Tôn vinh sách, văn hóa đọc tại di tích Tàng Thơ Lâu Cố đô Huế

20/04/2022 - 17:45

PNO - Ngày 20/4, tại Tàng Thơ Lâu (344 Đinh Tiên Hoàng, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022.

Chương trình gồm các hoạt động đọc sách online và trực tiếp với chủ đề “Tìm hiểu lịch sử  - nâng bước tương lai”; triển lãm online; trưng bày triển lãm sách: “Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử - kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế”; tiếp nhận sách tặng từ các tổ chức và cá nhân, tri ân tặng sách cho các độc giả…
Chương trình gồm các hoạt động đọc sách online và trực tiếp với chủ đề “Tìm hiểu lịch sử - nâng bước tương lai”; triển lãm online; trưng bày triển lãm sách: “Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử - kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế”; tiếp nhận sách tặng từ các tổ chức và cá nhân, tri ân tặng sách cho các độc giả… Ảnh: Đình Hoàng
Với chuỗi sự kiện đặc biệt này không chỉ vừa nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người
Chuỗi sự kiện đặc biệt này giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người
đồng thời khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, thư viện, cơ quan, tổ chức góp phần xây dựng xã hội học tập, nhất là trong thời đại công nghệ số
Đồng thời khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi. Hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, thư viện, cơ quan, tổ chức góp phần xây dựng xã hội học tập, nhất là trong thời đại công nghệ số
Bên cạnh đó, ngoài sự kiện tôn vinh sách, văn hóa đọc tại di tích Tàng Thơ Lâu còn có các hoạt động Di sản với học đường qua hội thi “Chia sẻ cuốn sách hay” của học sinh trường THPT Nguyễn Huệ. Qua hội thi này các em học sinh thêm niềm yêu thích sách, tôn vinh văn hóa đọc, bồi đắp kiến thức đồng thời nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước.
Bên cạnh đó, ngoài sự kiện tôn vinh sách, văn hóa đọc tại di tích Tàng Thơ Lâu còn có các hoạt động Di sản với học đường qua hội thi “Chia sẻ cuốn sách hay” của học sinh trường THPT Nguyễn Huệ. 
“Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử - kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Huế” là chủ đề triển lãm được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu đến độc giả trong dịp này.
“Quốc Sử Quán triều Nguyễn với việc biên soạn chính sử - kết nối dòng chảy nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Huế” là chủ đề triển lãm được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu đến độc giả trong dịp này.
Với nhiều văn bản giới thiệu về quá trình hình thành, biên soạn, xuất bản, lưu trữ, các hoạt động của Quốc Sử Quán và hàng chục đầu sách viết về triều Nguyễn do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản được trưng bày, sẽ kết nối dòng chảy quá khứ, qua đó, tôn vinh những người biên soạn, xuất bản và lưu trữ sách.
Với nhiều văn bản giới thiệu về quá trình hình thành, biên soạn, xuất bản, lưu trữ, các hoạt động của Quốc Sử Quán và hàng chục đầu sách viết về triều Nguyễn do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản được trưng bày, sẽ kết nối dòng chảy quá khứ, qua đó, tôn vinh những người biên soạn, xuất bản và lưu trữ sách.
Suốt 125 năm (1820-1945), Quốc Sử Quán để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ và số lượng lớn công trình lịch sử, địa lý quy mô. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử lớn, chặt chẽ và thành công nhất trong nền sử học phong kiến Việt Nam. Ngày nay, vị trí Quốc Sử Quán chính là trụ sở Trường PTTH Nguyễn Huệ.
Suốt 125 năm (1820-1945), Quốc Sử Quán để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ và số lượng lớn công trình lịch sử, địa lý quy mô. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử lớn, chặt chẽ và thành công nhất trong nền sử học phong kiến Việt Nam. Ngày nay, vị trí Quốc Sử Quán chính là trụ sở Trường PTTH Nguyễn Huệ.
Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tiếp nhận nhiều đầu sách quý do các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trao tặng, bổ sung thêm nhiều tư liệu quý cho hệ thống tư liệu về Huế đang lưu trữ tại Tàng Thơ Lâu.
Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng tiếp nhận nhiều đầu sách quý do các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trao tặng, bổ sung thêm nhiều tư liệu quý cho hệ thống tư liệu về Huế đang lưu trữ tại Tàng Thơ Lâu.
Bộ 'Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên', một công trình lịch sử có quy mô đồ sộ vào bậc nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam được triển lãm tại Tàng Thư Lâu
Bộ "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên", một công trình lịch sử có quy mô đồ sộ vào bậc nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam được triển lãm tại Tàng Thư Lâu
Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội
Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức ngay tại Tàng Thơ Lâu là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Ảnh: Đình Hoàng
Cũng là dịp tôn vinh người đọc và những người tham gia sáng tác, xuất bản, phát hành và sưu tầm, lưu giữ sách. Đồng thời, cũng là dịp đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam
Đây cũng là dịp tôn vinh người đọc và những người tham gia sáng tác, xuất bản, phát hành và sưu tầm, lưu giữ sách. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Tàng Thơ Lâu là một trong những kho lưu trữ đặc biệt quan trọng, được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng. Công trình này được triều đình nhà Nguyễn giao cho Thự thống chế Đoàn Đức Luận đứng ra chỉ huy 1.000 binh lính thi công. Tổng thể kiến trúc của Lầu Tàng Thơ được thiết kế rất khoa học, đáp ứng chức năng cất giữ và bảo quản sổ sách, văn bản, giấy tờ quan trọng của triều đình lúc bấy giờ.

Hiện nay, Tàng Thơ Lâu đang lưu trữ ba loại hình tư liệu thành văn, tư liệu video và tư liệu hình ảnh. Trong đó, tư liệu thành văn với hơn 70.000 đầu sách tư liệu, thuộc nhiều thể loại và dạng thức khác nhau như sách Hán Nôm, thư tịch cổ, các công trình biên khảo về nhà Nguyễn, sách mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, ngôn ngữ học, bản đồ… Về mảng tư liệu viết đã được khắc in (hay ấn bản), tập trung sao lưu, bảo quản các đầu sách, ấn phẩm, thư tích có liên quan trực tiếp đến giai đoạn triều Nguyễn. Trước hết là các bộ sách chính sử do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, như: Đại Nam thực lục (Tiền biên và chánh biên); Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (gồm Tục biên và chánh biên); Đại Nam nhất thống chí (bản khắc in thời vua Duy Tân); Đại Nam liệt truyện; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Minh Mạng chính yếu; Đồng Khánh- Khải Định chính yếu…Các tư liệu này được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lưu trữ cả hai dạng nguyên bản Hán văn đã được khắc in và các bản chuyển dịch Việt ngữ. Cùng với đó, trung tâm cũng tuyển và lưu trữ các đầu sách có giá trị về mặt tư liệu lịch sử cao của các tác giả hàng đầu trong nước và quốc tế.

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI