Tổn thương võng mạc vì nhìn mặt trời mỗi ngày suốt 35 năm

08/10/2017 - 19:28

PNO - Người đàn ông 62 tuổi đã nhìn mặt trời 5-10 phút mỗi ngày trong 35 năm.

Người đàn ông này sống ở New Delhi, Ấn Độ. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện hai mắt của ông xuất hiện những chấm vàng sau 35 năm giữ thói quen nhìn lên mặt trời 5-10 phút mỗi ngày.

Sau 4 tháng bị suy giảm thị lực, ông tìm đến bác sĩ được chẩn đoán mắc bệnh võng mạc do mặt trời gây ra. Tình trạng này thường xảy ra khi con người cố gắng xem nhật thực mà không có kính bảo vệ mắt. Theo các nhà khoa học Ấn Độ, hành động nhìn lên mặt trời cũng có thể dẫn đến tình trạng tương tự.

Ton thuong vong mac vi nhin mat troi moi ngay suot 35 nam
Hai mắt của bệnh nhân xuất hiện những chấm màu vàng, một dấu hiệu của bệnh võng mạc do mặt trời (solar retinopathy).

Bệnh nhân có thói quen nhìn mặt trời mỗi ngày là do một quan niệm về tôn giáo bắt nguồn từ Hira Ratan Manek - một nhà thần linh học người Ấn Độ. Người này tuyên bố ông có thể sống sót bằng nước và ánh sáng mặt trời trong 8 năm.

Ban đầu, các bác sĩ cho rằng tình trạng huyết áp cao của bệnh nhân có thể là nguyên nhân khiến thị lực của ông trở nên tệ hơn. Cao huyết áp có thể gây tổn thương cho các mạch máu dẫn đến võng mạc, gây ra các vấn đề về mắt.

Ton thuong vong mac vi nhin mat troi moi ngay suot 35 nam
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra đáy mắt của mắt bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện một chấm vàng đứt đoạn. Đây chính là dấu hiệu của bệnh võng mạc do mặt trời. 

Thị lực của bệnh nhân đo được chỉ còn 20/40 ở cả hai mắt, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn bình thường là 20/20.

Bệnh võng mạc do mặt trời thường thể hiện các triệu chứng trong vài giờ sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Quá trình hồi phục có thể mất đến 12 tháng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của võng mạc. Ở một số trường hợp, tổn thương có thể là vĩnh viễn và không có cách chữa trị.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI