Tôm hùm đất nguy hại, vì sao Việt Nam và các nước từng được cấp phép nuôi?

25/05/2019 - 07:26

PNO - Theo các chuyên gia, tôm hùm đất là mối nguy hại lớn, cần phải quyết liệt xử lý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt nghi vấn mức độ nguy hại của loại tôm này, cũng như vì sao có hại nhưng thế giới vẫn nuôi.

 Bộ NN&PTNT, Văn phòng Trường trực BCĐ 389 quốc gia đã cấm loại tôm hùm đất (tôm càng đỏ) được đưa vào tiêu thụ ở Việt Nam dưới dạng thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt nghi vấn mức độ nguy hại của loại tôm này, cũng như vì sao chúng có hại nhưng thế giới vẫn nuôi.

Tom hum dat nguy hai, vi sao Viet Nam va cac nuoc tung duoc cap phep nuoi?

Chia sẻ với báo Phụ Nữ TP.HCM, Ts Bùi Quang Tề - chuyên gia về nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết, tôm hùm đất có nhiều tại Trung Quốc, gần đây tràn sang Việt Nam dưới dạng thực phẩm, đây là loài có khả năng sinh sản nhanh, phổ thức ăn rộng, phá hoại thực vật, tiêu diệt động vật nhỏ như tôm, cá.

Đặc biêt, loại tôm này có thể gây hại cho các loại tôm bản địa xuất khẩu của Việt Nam như tôm sú, tôm càng... Chúng mang theo nhiều virus gây bệnh trên tôm, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người.

Do đó, việc quản lý không tốt tôm hùm đất còn nguy hiểm hơn cả ốc bươu vàng, vì sức sống của tôm tốt hơn, có khả năng đào hang hốc trú ẩn là mối nguy hại cho các công trình thuỷ lợi, công trình công cộng.

Trước đây, vì nhu cầu thực phẩm nên trên thế giới, nhiều quốc gia phải nuôi tôm hùm đất. Song, Ts Bùi Quang Tề - chuyên gia về nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản cho biết, hiện nay, nhiều nước đã đưa ra cảnh báo gây hại từ tôm hùm đất.

Những bang miền Nam của Mỹ từng nuôi tôm hùm đất, điển hình giống Louisiana (tôm đầm lầy đỏ) tràn lan. Sau đó, họ phải vất vả mới đưa ra những chính sách hiệu quả để quy hoạch, nuôi trồng tập trung và cung ứng thành thức ăn. Trước khi làm được việc này, ruộng đồng đã bị loài giáp xác phá hoại khiến nông dân không thể trồng trọt. 

Với những nước khác như ở châu Phi, họ còn gặp không ít khó khăn nên tận dụng khía cạnh kinh tế của loại tôm hùm đất và đang phải đối phó với mặt trái khủng khiếp mà tôm hùm này mang lại.

Theo Ts Bùi Quang Tề, năm 2017, tại Đồng Tháp, có hộ nuôi với quy mô 2 ha đối với loại tôm hùm đất này, nhưng sau đó chúng tràn ra ngoài phá, tiêu diệt cá có kích thước bằng ngón tay nên ngay sau đó bị cơ quan, chính quyền ngăn chặn, tiêu hủy, cấm nuôi và nhập khẩu. Đến gần đây, loại tôm này lại xuất hiện trở lại dưới dạng thương mại và được nhập ồ ạt vào Việt Nam với số lượng tăng mạnh. 

Duy nhất Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I (Bộ NN&PTNT) được cấp phép nhập loài tôm này về nghiên cứu. Phó Viện trưởng viện này, ông Nguyễn Quang Huy cho biết, Viện có dự án nuôi nghiên cứu khảo nghiệm tôm hùm đất. Sau quá trình nghiên cứu thử nghiệm từ năm 2008-2010, kết quả cho thấy, tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai nguy hiểm, giá trị kinh tế không cao, tỉ lệ thịt so với khối lượng cơ thể thấp, cỡ thương phẩm nhỏ (30-50g).

Tom hum dat nguy hai, vi sao Viet Nam va cac nuoc tung duoc cap phep nuoi?
Bất chấp lệnh cấm, nhiều nhà hàng, quán ăn, hộ kinh doanh tại TP.HCM, Hà Nội vẫn có món tôm hùm đất trên thực đơn.

Do đó, người dân tại Việt Nam không tìm hiểu kĩ mà nuôi tràn lan, nhập khẩu bừa bãi có thể tạo ra vô số nguy hại tiềm ẩn. Thực tế là bài học về ốc bươu vàng phá hoại mùa màng hoàn toàn có thể lặp lại, nhưng yếu tố gây hại biến thành tôm hùm đất”, Ts Bùi Quang Tề chia sẻ.

Đừng quên bài học "đắt giá" về con ốc bươu vàng

Tại Việt Nam, bài học về ốc bươu vàng vẫn còn "đắt giá" cho tới tận ngày nay. Từ năm 1985 - 1988, ốc bươu vàng từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam để nuôi làm thực phẩm chăm nuôi cho tôm, cá và gia súc. Thậm chí, rất nhiều người Việt ưa chuộng các món ăn liên quan tới ốc bươu vàng này.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian rất ngắn, ốc bươu vàng thoát ra tự nhiên, gặp điều kiện sinh sống thích hợp nên phát triển nhanh chống. Với đặc tính là loài phàm ăn, sinh sản nhanh chúng ăn các loại thực vật thuỷ sinh như sen, khoai sọ, củ ấu và đặc biệt là lúa.

Đến năm 2017, theo báo cáo từ Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật huyện Hớn Quản, Bình Phước ốc bươu vàng làm thiệt hại hơn 110 ha lúa nước. Đây chỉ là một trong hàng trăm, hàng nghìn tác hại của ốc bươu vàng trên cả nước.

Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia vừa có văn bản gửi Cơ quan thường trực ban chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát xử lý loài tôm càng hùm đất (tôm càng đỏ) nhập lậu.

Cụ thể, tập trung nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu, biên giới, nhất là các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở, điểm tập kết để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn đối với các hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này.

Trong thị trường nội địa tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát hệ thống các cửa hàng, cơ sở kinh doanh thủy hải sản, dịch vụ ăn uống... để có biện pháp quản lý và xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, phát động toàn dân không bao che, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, tiêu thụ loài tôm càng đỏ và tham gia tố giác các hành vi vi phạm.

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI