Tối thứ Sáu, nhiều siêu thị tại TPHCM đông nghẹt người, nhân viên mỏi tay châm hàng

29/05/2021 - 07:22

PNO - Nhóm hàng thiết yếu như thịt, gạo, mì... được tiêu thụ mạnh. Dù không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng, nhưng tại một số siêu thị lượng khách quá đông nên khó giữ khoảng cách an toàn.

 

 Gần 19h tối ngày 28/5, lượng khách đổ về siêu thị Emart (Q.Gò Vấp, TPHCM) khá đông, nhất là các quầy nhu yếu phẩm như mì gói, gạo, gia vị,...
Gần 19g ngày 28/5, lượng khách đổ về siêu thị Emart (Q.Gò Vấp, TPHCM) khá đông, nhất là các quầy nhu yếu phẩm, thực phẩm.
Nhiều người chen nhau lựa các loại rau quả
Nhiều người cũng lựa các loại rau quả 
Để tiết kiệm chi tiêu, nhiều người sẽ chuộng các loại thực phẩm giảm giá
Thực phẩm thiết yếu, rau củ quả... vẫn được khuyến mãi, giảm giá mạnh bất kể đây là những nhóm hàng được nhiều người chọn mua thời điểm này.
Thực phẩm chế biến sẵn cũng được lựa chọn
Hầu hết khách đến siêu thị đều tuân thủ đeo khẩu trang nhưng lượng khách quá đông khiến việc giữ khoảng cách không còn được đảm bảo theo nguyên tắc an toàn
Một số quầy thức ăn nhanh, pizza khách rồng rắn xếp hàng mua về nhà ăn.
Đặc biệt tại các quầy thức ăn nhanh, khách phải xếp hàng dài, đứng san sát nhau
Các gian hàng thịt cũng thu hút khá đông khách

Các gian hàng thịt cũng thu hút khá đông khách. Tại các quầy pha lóc, nhân viên phải liên tục châm hàng lên kệ cho khách. 

Các quầy thịt heo bắt đầu vơi dần
Các quầy thịt, thực phẩm tươi sống... vơi dần vào cuối ngày
Một số quầy thịt heo đã trống hơ, trống hoắc

Nhiều kệ hàng trống trơn. 

Quầy mì gói, hủ tiếu gói, các loại thực phẩm khô cũng thu hút khách

Quầy mì gói, hủ tiếu gói, các loại thực phẩm khô... thường xuyên thu hút lượng lớn khách hàng chọn mua.

Các quầy bột niêm, dầu ăn, nước mắm cũng đông khách
Những mặt hàng thiết yếu khác như  bột nêm, dầu ăn, nước mắm... cũng thường xuyên trong cảnh khách đông nghẹt
“Do nhà tôi cũng gần gần mấy chỗ phong toả, nên cũng rất ngại đến chợ vào thời điểm này, nên tranh thu mua đồ dùng cho hai, ba tuần, thực phẩm cho cả tuần để hạn chế ra ngoài”, một người dân chia sẻ.
“Do nhà gần một điểm phong toả, tôi cũng rất ngại đến chợ vào thời điểm này nên tranh thủ mua đồ dùng cho cả tuần để hạn chế ra ngoài”, một khách hàng tại Gò Vấp chia sẻ.
Tại các quầy tính tiền khách xếp hàng dài, do lượng người quá đông nên không thể thực hiện giữ khoảng cách như quy định.
Tại các quầy tính tiền khách xếp hàng dài, do lượng người quá đông nên không thể thực hiện giữ khoảng cách như quy định, mặc dù loa siêu thị phát liên tục yêu cầu mọi người phải giữ khoảng cách 2m.
Khách chờ xếp hàng đông. Cũng có người cho biết, lượng thực phẩm một xe đẩy vậy thường chỉ ăn vài ngày do gia đình đông người.
Khách chờ xếp hàng rất đông. Cũng có người cho biết, lượng thực phẩm trong một xe đẩy thường chỉ ăn vài ngày cho một gia đình đông người.
Cách đây một tuần khi dịch mới bùng phát tại TPHCM, quầy tính tiền của Emart không một bóng khách, nhưng nay lại đông nghịt do mọi người có tâm lý sợ bị giãn cách nên mua thực phẩm dự trữ.
Cách đây một tuần khi dịch mới bùng phát tại TPHCM, quầy tính tiền của Emart không một bóng khách. Thế nhưng nay lại đông nghịt người do tâm lý tránh ngày cuối tuần  

 

Chỉ trừ Emart khá đông, một số siêu thị khác tại Q.Gò Vấp khác vắng khách do mọi người sợ dịch bệnh. Lượng khách vào giờ cao điểm ngày tối 18/4 tại siêu thị Co.opMart chỉ lác đác vài người.
Tuy nhiên, lượng khách đổ dồn về Emart khá đông trong khi một số siêu thị khác tại Q.Gò Vấp khá vắng. 

 

Khách chủ yếu vẫn chọn mua thực phẩm tươi sống
Ngay cả khu thực phẩm tươi sống, hàng thiết yếu... lượng khách vẫn khá thưa thớt. 
Các quầy thực phẩm như mì gói, đồ khô vẫn đầy ắp...
Hầu hết các mặt hàng thiết yếu vẫn đầy ắp các kệ 
Riêng một số quầy thực phẩm tươi sống như cá thịt thì đã gần hết do vào thời điểm cuối ngày.
Một số quầy thực phẩm tươi sống như cá thịt thì đã gần hết do vào thời điểm cuối ngày
Tại Vinmart đường Phạm Huy Thông (Q.Gò Vấp, TPHCM) cũng vắng hoe khách. Khách cũng chọn các sản phẩm là mì gói, đồ khô.
Tại Vinmart đường Phạm Huy Thông (Q.Gò Vấp) cũng vắng hoe khách

 

Còn tại siêu thị Big C (Q.Tân Phú), lượng khách đến siêu thị đã đông hơn cách đây một tuần
Thực phẩm trong các xe đẩy của khách nhiều nhất là gạo, mì gói, sữa, các thực phẩm tươi sống khác.
Thực phẩm trong các xe đẩy của khách nhiều nhất là gạo, mì gói, sữa, các thực phẩm tươi sống khác.

 

 

Nhân viên đẩy hàng hoá châm vào các kệ hàng đã vơi. Phần lớn là mì, sữa...
Theo ghi nhận của chúng tôi, khách có xu hướng chọn rất nhiều rau củ quả để bổ sung vào thực đơn để tăng cường chất xơ, các loại vitamin. Tôi nghĩ có sức khoẻ tốt thì mới có sức đề kháng tốt để phòng dịch bệnh được - Một khách hàng nói.
Rau củ quả cũng thuộc nhóm hàng được tiêu thụ nhiều 
Khách chờ tính tiền khá đông
Khách chờ tính tiền tại Big C khá đông. Do lượng khách đông nên rất khó giữ khoảng cách như quy định mặc dù loa siêu thị phát cảnh báo liên tục. 
Hầu như khách nào cũng phải chờ từ 15 - 30 phút mới đến lượt.
Hầu như khách nào cũng phải chờ từ 15 - 30 phút mới đến lượt.
Trái ngược với khu thực phẩm, khu đồ gia dụng của siêu thị Big C lại không một bóng khách
Trái ngược với khu thực phẩm, khu đồ gia dụng của siêu thị Big C lại không một bóng khách
Phần lớn các nhu yếu phẩm tại siêu thị đều được giảm giá, tặng kèm khuyến mãi để kích cầu người tiêu dùng. Dịch bệnh, xu hướng tiêu dùng của người dân đã thay đổi hẳn, họ thường chọn sản phẩm có kèm khuyến mãi hơn là sẵn phẩm không khuyến mãi.
Tại một số siêu thị, các nhu yếu phẩm còn được giảm giá từ 10 - 39% 
Song khách cũng chọn mua nhiều loại mì. Nhân viên này cho biết, các kệ mì cứ trồng và được châm lên liên tục. Từ sáng tới giờ, mình chị đã châm hơn chục xe mì các loại. Đó là chưa kể các nhân viên khác.
Theo nhân viên tại Lotte Mart Tân Bình, khách mua các loại mì gói thời điểm này khá nhiều. Các kệ mì được châm lên liên tục. "Từ sáng tới giờ, mình tôi đã châm hơn chục xe mì các loại lên kệ. Đó là chưa kể các nhân viên khác...'', nữ nhân viên chia sẻ.
Có nhiều loại chưa kịp châm lên kệ, khách đã lấy luôn trong xe.
Có nhiều loại chưa kịp châm lên kệ, khách đã lấy luôn trong xe
Một nhân viên khác thì nói, bị đuối sức vì cả ngày phải khiêng gạo, châm gạo lên quầy. Chưa bao giờ mà gạo và mì gói lại hút khách đến vậy.
Một nhân viên khác thì nói, bị đuối sức vì cả ngày phải khiêng gạo, châm gạo lên quầy. Chưa bao giờ mà gạo và mì gói lại hút khách đến vậy. 
Theo nhân viên, ngược lại nhu cầu mua giấy vệ sinh lại không tăng giống như đợt dịch đầu tiên.
Riêng các quầy dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo, nước ngọt... thì luôn trong tình trạng đầy ắp hàng để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. 

Theo ông Trần Trí Dũng - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương TPHCM -  lượng hàng trong chương trình bình ổn thị trường của thành phố năm nay gắn với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong cả năm. Do đó, các doanh nghiệp tham gia chương trình đều chủ động chuẩn bị nguồn hàng.

Nguồn cung 10 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cũng được đảm bảo trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gồm lương thực (gạo, mì gói, bún khô), đường RE - RS, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản, gia vị… 

''Sở sẽ thường xuyên kiểm tra, rà soát để doanh nghiệp luôn sẵn sàng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định. Sở cũng sẽ theo dõi thị trường, làm việc với các hệ thống phân phối, nắm bắt các biến động (nếu có) để có giải pháp kịp thời. Riêng ở những khu vực cách ly, phong tỏa, các địa phương đã tổ chức rất tốt việc cung ứng hàng hóa cho người dân", ông Dũng cho hay. 

Quốc Thái - Nguyễn Cẩm - Thanh Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI