Chồng tôi hơn tôi 11 tuổi, nhưng đó không phải là rào cản trong cách nhận thức giữa chúng tôi. Tôi nghĩ, tính cách mới là yếu tố dẫn đến cách giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Cụ thể trong trường hợp này, đó việc nuôi dạy con của vợ chồng tôi.
Với anh, việc cho con uống sữa bột là điều cần thiết vì theo như anh phân tích, sữa bột chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ duy trì cân nặng. Trong khi sữa thanh trùng thì không an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ. Tôi đồng ý cả hai lập luận trên.
Tôi cũng lần đầu làm mẹ nên tôi khá e dè trong mọi sự lựa chọn. Tuy nhiên, sau khi con 1 tuổi, tôi quyết định chọn sữa tiệt trùng cho con. Đó là "cuộc chiến" đầu tiên của vợ chồng tôi, nhưng cuối cùng, tôi cũng đã thuyết phục thành công.
Thằng bé tuy không bệnh vặt, không bón nhưng lại khá gầy. Tôi cũng từng lo lắng nhưng sau khi tìm hiểu thêm từ các tạp chí nước ngoài và tư vấn từ một vài người thân, tôi yên tâm và không lo lắng về cân nặng của con.
Việc đổi từ sữa tiệt trùng sang sữa thanh trùng lúc con 20 tháng cũng là cả một vấn đề khiến tôi mất ăn mất ngủ. Chồng tôi một mực khẳng định rằng ông bà mình có bao giờ cho con uống sữa thanh trùng đâu. Anh thường bực dọc vì tôi cứ tin vào báo chí mà không tin vào kinh nghiệm và thói quen của ông bà cha mẹ.
Tôi cố giải thích thì anh vẫn nghĩ những gì tôi nói đều là "lý thuyết suông". Có khi nóng giận, anh còn mắng "rồi con em sẽ gánh hậu quả do em ngoan cố!". Tôi buồn và hoang mang. Tôi tin những gì tôi được đọc, được nhìn thấy ở những ông bố bà mẹ trẻ. Tôi không phản bác truyền thống hay kinh nghiệm ông bà, nhưng tôi nghĩ tiếp thu cái mới một cách tích cực là điều nên làm.
Khi con bị cảm ho, chồng tôi tức tốc dẫn con đi khám ở bệnh viện và vác về một túi thuốc uống trong một tuần. Tra tên thuốc thì đa phần là kháng sinh. Tôi cản, không muốn cho con uống thì chồng lại giận dỗi và bỏ đi uống bia.
Anh nói tôi bị ảnh hưởng bởi thế hệ trẻ bây giờ, nào là bệnh thì tự hết... vậy ai cần bác sĩ làm gì? Có phải chồng tôi quá ngang bướng không? Tôi theo dõi con từng phút từng giây, tôi lau mình, chườm mát, tôi nấu nước lê và gừng cho con uống để giảm ho. Tôi tìm mọi cách cho con súc nước muối để vệ sinh cổ họng... tôi làm sai việc gì? Tại sao anh không nhìn thấy những nỗ lực của tôi?
|
Tôi kiệt sức vì nuôi con cùng một người chồng bảo thủ |
Anh vốn là kỹ sư tin học, tại sao anh không hướng suy nghĩ của mình về những gì tiến bộ? Đâu phải lúc nào cách nuôi con ngày xưa cũng thật sự đúng? Nói chuyện nuôi thì phải nhắc chuyện dạy con. Mỗi khi thằng bé té là y như rằng anh xuất hiện bên cạnh con, dịu con dậy trong tiếng xuýt xoa. Anh còn mắng cái ghế, cái bàn làm con té ngã. Mỗi khi như vậy tôi nhắc anh nên để con tự đứng lên và không đổ lỗi cho ai, anh lại mặt nặng mày nhẹ và kêu "lý thuyết suông".
Con đi học nhà trẻ, vừa về đến nhà là anh đã hỏi "hôm nay có bạn nào đánh con không?" hoặc lại dặn dò "ai đánh con thì con phải bỏ chạy và mách cô"... Tôi không thể nào ủng hộ cách dạy con của chồng, quá sai so với những gì mà tôi đang cố gắng học hỏi. Anh còn chưa kịp quan sát và động viên vì con ngoan ngoãn khi đến trường mà lại tỏ ra lo lắng và dặn dò những điều vô bổ. Hãy để trẻ con xử lý mọi vấn đề mà chúng có thể xử lý.
Chồng tôi vô lý và ấu trĩ đến mức khi thằng bé cáu gắt, anh dỗ con bằng cách "mặt ba nè, con đánh đi, đánh đi cho bớt giận nha"???!!! Thú thật tôi không thể hiểu nổi! Làm sao mà một người làm cha lại có cách dạy con như vậy? Tôi không còn muốn tranh cãi với anh nữa vì con càng lớn thì hàng trăm chuyện lặt vặt càng xảy ra. Nhưng tôi lại bắt đầu lo lắng, tôi không thể lúc nào cũng canh chừng xem hai cha con đang nói gì, làm gì. Nếu anh không thay đổi cách dạy con thì khi không lớn, tính cách của nó sẽ phát triển như thế nào đây?
Con lên 3, biết bao nhiêu sự thay đổi trong tính cách cũng như sự phát triển thể chất. Như đã nói, tôi lần đầu làm mẹ nên không thể tự tin là mình đúng hết. Nhưng cai cách mà anh tranh luận và áo đặt khiến tôi không muốn chia sẻ cùng anh. Việc trò chuyện bắt đầu làm tôi sợ vì anh không hề phân tích mà chỉ soi rọi vào những gì ông bà cha mẹ từng làm.
|
Con tôi cần một hình mẫu để noi theo |
Nếu tôi muốn con ra ngoài chơi nhiều hơn, thì anh lại muốn con uống vitamin và ở trong nhà. Nếu tôi muốn cho con học trường có sân rộng rãi, thì anh lại muốn con được học chữ càng sớm càng tốt... Hầu như hiếm khi nào vợ chồng tôi có cùng suy nghĩ.
Có những người chồng, người cha không quan tâm đê`1n việc chăm sóc con cái, nhưng lại có những người quan tâm một cách thái quá, đó là chồng tôi! Tôi rất mừng khi anh yêu thương gia đình, nhưng anh thật sự khiến tôi mệt mỏi khi cùng anh nuôi dạy con.
Bất đồng nhiều đến nỗi tôi chỉ muốn mẹ con tôi ở xa anh một thời gian. Tâm sự và thống nhất việc dạy con giữa tôi với anh bây giờ có lẽ là chuyện bất khả thi, chỉ hy vọng anh có thể đọc những dòng này và chịu lắng nghe, chia sẻ với tôi hơn, trước khi tôi không gánh nổi mâu thuẫn này nữa. Quan trọng hơn cả là, con tôi là con trai, tôi chỉ mong sao anh chịu nhìn nhận đúng vấn đề và trở thành người cha bản lĩnh và có suy nghĩ thoáng để con trai noi theo.
Lam Anh