Tôi chính là người mẹ đã lựa chọn để mình an toàn hơn con khi sinh con ngồi ngược đây!

01/11/2016 - 15:00

PNO - Đó là một lựa chọn mà tôi hi vọng mình không bao giờ sẽ phải lặp lại một lần nào nữa.

Tôi không hề có kế hoạch sinh nở. Trung thực mà nói, tôi đã nghĩ rằng ý tưởng “kế hoạch sinh sản” thật là ngu ngốc. Tôi chẳng hề có một định nghĩa lãng mạn, rằng sinh nở là một trải nghiệm tuyệt vời, siêu việt. Tất cả sẽ rối tung lên và sinh nở thì chắc hẳn là đau đớn lắm. Kế hoạch của tôi là làm thế nào cho bé ra đời là được.

Tôi ghét việc mang thai. Không chỉ đơn giản vì mang thai rất hại cho cơ thể người phụ nữ, phù nề và nôn mửa. Tôi cũng ghét mang thai bởi mọi người xếp hàng tại các cửa hàng tạp hóa cùng tôi sẽ hỏi những câu ngu ngốc về kế hoạch sinh nở của tôi, dạng như: “Cô sẽ sinh thường chứ hả?”.

Chẳng ai hỏi là liệu tôi có mổ ruột thừa bằng phương pháp thông thường hay không. Rõ ràng là khi trở thành bà bầu, bạn sẽ là đối tượng được ngưỡng mộ mà chẳng có lý do đặc biệt gì.

Tôi tin rằng y học hiện đại đã tiến rất xa, xa đến mức trên thực tế ai cũng quên rằng sinh nở là một việc hết sức nguy hiểm. Tôi và phần lớn các bà mẹ chắc hẳn không hề quan tâm đến xu hướng sinh ở dưới nước hay tự sinh gì khác mà chỉ muốn con mình chào đời thôi.

Tất nhiên là vào lần đầu sinh, tôi đã rất lo lắng về chuyện làm thể nào để sinh được con ra, thậm chí tôi còn lo lắng đến mức chuột rút cả bắp thịt. Vì vậy, tôi đã xác định phải tránh điều đó trong lần sinh  thứ hai và đó là lý do duy nhất mà tôi từ chối gây tê ngoài màng cứng.

Chồng tôi thì không bao giờ bàn luận với tôi về bệnh viện, gây tê ngoài màng cứng hay thứ gì đó liên quan. Anh ấy sẽ nói những câu như, "Bất cứ điều gì em nói cũng là tốt" và sau đó sẽ theo dõi với ánh mắt như thể "Anh biết điều đó không hữu ích đâu mà".

Anh ấy có thể cùng ở trong phòng và trò chuyện với tôi về những gì cả hai đã cùng đi qua, nhưng tôi mới là người nằm trên giường bệnh, tôi mới là người “đổ máu”, đau đớn và khóc lóc. Tất cả những gì anh ấy có thể làm chỉ là ngồi trên ghế và đợi chờ mà thôi.

Ngày hôm đó, tôi bị vỡ ối vào lúc 2 giờ sáng. Chồng tôi đang ngủ ở phòng bên cạnh với em bé 2 tuổi của chúng tôi. Tôi rón rén bước sang và gọi anh ấy dậy và nói với anh ấy rằng đã đến lúc sinh rồi. Chồng tôi ngay lập tức bế con và xách túi đồ ra xe để đến bệnh viện trong 2 phút.

Trong vài giờ đầu tiên trong bệnh viện, tôi cảm thấy có gì đó không đúng. Đáng nhẽ ra không lâu thế này mới phải. Tôi cảm thấy mình bị căng cứng hơn cả lần sinh trước, đau đớn hơn và không có dấu hiệu sẽ sinh.

Toi chinh la nguoi me da lua chon de minh an toan hon con khi sinh con ngoi nguoc day!

Thỉnh thoảng, y tá lại đi vào và kiểm tra tử cung của tôi, họ luôn thất vọng vì tử cung của tôi không mở ra nhiều so với lúc trước. Họ cứ nói những điều vô lý như "Tôi có thể cảm thấy đầu của bé rồi" và "Bé có rất nhiều tóc". Một trong số họ thậm chí còn hỏi tôi liệu rằng tôi cố muốn cảm nhận bé không.

"Không, cảm ơn, tôi tin tưởng chị mà" - Tôi đã thực sự nói như thế.

Nhưng mỗi lần mang thai lại là một lần khác, phải không? Có lẽ lần sinh này đau đớn hơn vì tôi già hơn hay có lẽ vì tôi ngủ ít hơn chăng? Trái tim tôi đã chìm xuống khi cuối cùng tôi cũng phải yêu cầu gây tê ngoài màng cứng.

Tôi không hiểu lý do tại sao cơ thể của tôi đã không chịu đựng được sự đau đớn như lần trước. Nhưng tôi thấy thoải mái khi biết rằng mình sẽ tỉnh táo và cảnh giác cho đến khi bé chào đời. Tôi đã thuyết phục bản thân mình hãy coi nhẹ thuốc tê, việc cần thiết bây giờ là giữ sức để rặn.

Chồng tôi giúp tôi cười, mặc dù chúng tôi đều biết là mọi thứ đang không ổn. Chúng tôi đã cùng nhớ lại mình muốn đặt tên cho con là gì và sẽ cố lờ đi khi không ai thích cái tên ấy.

Các y tá liên tục hỏi tôi đã cảm thấy đầu của bé chưa. Nhưng tôi không đau đớn và không cảm thấy gì. Lần sinh trước, tôi đã cảm thấy đầu của bé dần dần xuất hiện nhưng bây giờ, thậm chí khi các cơ đang tê nhừ, tôi lại vẫn không cảm nhận được gì. Tôi biết là mình nên cảm nhận được điều gì đó và điều này thực sự rất nguy hiểm.

Nhưng tôi vẫn cố rặn, tôi chẳng còn quan tâm gì hết, chỉ muốn con mình chào đời. Mọi thứ có vẻ vẫn đi đúng hướng cho đến khi các bác sĩ lầm bầm cái gì đó và cả căn phòng rơi vào sự im lặng đến đáng sợ.

Họ ngập ngừng một cách vụng về và rồi im lặng ở phía chân giường. Tất cả những gì tôi nghe được là: "Đó là bộ phận sinh dục của bé". Đúng vậy, con tôi đã bị lộn ngược, và đột nhiên kế hoạch “chỉ cần con được sinh ra” của tôi trở nên phức tạp hơn nhiều.

Toi chinh la nguoi me da lua chon de minh an toan hon con khi sinh con ngoi nguoc day!

Tôi thực sự không biết diễn tả cảm giác của mình lúc đấy như thế nào. Nếu có một cách để mô tả sự đáng sợ cực độ thì có lẽ đó là: Được đặt trên một chiếc giường bệnh viện sau hàng giờ rặn đẻ đau đớn chỉ để nhận ra rằng không có cách để sinh con ra, và một trong hai hoặc cả tôi và bé đều đang gặp rắc rối nghiêm trọng.

May mắn là các bác sĩ đã không cho tôi nhiều thời gian để nghĩ về điều đó. Họ nói một cách chắc chắn, chậm rãi và cho tôi hai sự lựa chọn rõ ràng. Họ có thể đẩy em bé trở lại tử cung và mổ cấp cứu, hoặc họ có thể cố gắng tách rộng âm đạo. "Mổ thì an toàn hơn cho bé. Còn sinh thường an toàn hơn với bạn", bác sĩ nói với tôi.

Tôi cảm thấy tê dại cả da đầu. Tôi không thể khóc hoặc hoảng sợ vì tôi phải giữ bình tĩnh để tôi và bé cùng nhau vượt qua. Trong gần 12 giờ, tôi đã cố gắng chống chọi nỗi đau đến kiệt sức và cảm thấy vô cùng  khốn khổ khi có điều gì đó không ổn.

Và trong tình trạng tuyệt vọng này, họ lại còn yêu cầu tôi phải đưa ra một quyết định mà có thể gây ám ảnh cho toàn bộ phần còn lại của cuộc đời tôi. Tôi biết rằng tôi không muốn họ cắt tử cung của mình. Nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian để lưỡng lự. Và tôi đã đồng ý với phương án để bác sĩ tách rộng âm đạo của mình “chỉ cần sinh được bé ra”.

Tất cả những gì tôi còn nhớ về khoảnh khắc đó là vô cùng đau đớn. Tôi đã chứng kiến các bác sĩ cắt âm đạo của mình cho đến khi thấy đầu của bé mắc kẹt trong cổ tử cung của tôi.

Tôi không biết mình có khó thở hay không, nhưng có người đeo mặt nạ oxy che miệng và mũi tôi. Nó hạn chế tầm nhìn của tôi, nhưng tôi vẫn thấy chiếc kẹp.

Và tôi vẫn biết những gì đang xảy ra khi họ đưa bé ra. Con xanh xao và quắt queo, trong một khoảnh khắc, tôi nghĩ rằng bé đã chết. Và nếu không chết, có thể bé bị tổn hại một cách nghiêm trọng.

Trong lúc đó, tôi đã xác định rằng tôi sẽ dằn vặt bản thân mình mãi mãi nếu như tôi đã lựa chọn sai. Thật là ích kỷ và thiển cận khi chọn điều an toàn hơn đối với tôi và đặt tất cả các nguy hiểm về phía một em bé vô tội.

Họ đưa bé đến phòng chăm sóc đặc biệt trong hai giờ. Sau đó, rất may là con đã trở lại hồng hào và các chỉ số cũng dần được cải thiện. Tôi bắt đầu thở và hồi phục.

Toi chinh la nguoi me da lua chon de minh an toan hon con khi sinh con ngoi nguoc day!
Rất may là sau vài giờ con đã trở lại hồng hào và các chỉ số cũng dần được cải thiện

Tại thời điểm tôi viết bài này, bé đã được 4 tháng tròn kể từ giây phút khủng khiếp ấy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn theo dõi xem liệu có biến chứng gì hay không. Họ nói với tôi rằng bé hoàn toàn khỏe mạnh và tôi đã quyết định đúng. Các bác sĩ đã không thể thực hiện phương pháp mổ ấy nếu tôi đã không bình tĩnh để giữ cho bé an toàn.

Một số bạn có thể tự hỏi, tại thời điểm này, về chồng của tôi. Anh ấy muốn gì và anh ấy có thể làm gì cho tôi và con? Nhưng sự thật là, tôi chưa từng hỏi ý kiến anh ấy.

Tôi không nhìn về phía anh ấy xem liệu anh ấy có đồng ý với quyết định của tôi hay không, kể cả khi ca mổ đã được hoàn tất. Bé là con trai của cả tôi và anh ấy. Nhưng đó là cuộc sống của tôi và cơ thể của tôi. Đó là quyết định của riêng tôi.

Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn không biết anh ấy sẽ chọn điều gì. Liệu anh ấy có muốn đánh đổi sự an toàn của tôi để bảo vệ con trai chưa chào đời của anh ấy không. Với những gì tôi biết chồng tôi, tôi không nghi ngờ gì rằng anh ấy sẽ không làm thế.

Khi nghĩ về ngày khủng khiếp đó, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh anh ấy ngồi trên băng ghế chờ, bất lực nhìn toàn bộ sự việc diễn ra mà không thể làm gì khác. Tôi cảm nhận được anh ấy nhưng thời điểm đó, tôi không thể nói chuyện với anh được. Bởi vì tôi là người trên giường mổ. Tôi là người bị chảy máu, chịu mọi đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần.

Mỗi người một ý kiến khác nhau, có người sẽ cho rằng con trai bé bỏng chưa chào đời của tôi đáng được an toàn hơn nhưng có người lại thương con trai 2 tuổi của tôi, đứa trẻ đang ngóng trông mẹ về nhà.

Không nghi ngờ gì rằng nhiều người sẽ thấy khủng khiếp khi tôi không đặt con mình lên hàng đầu. Tôi nghĩ mỗi người phụ nữ sẽ có một cách chọn khác nhau, nhưng đó là lựa chọn của tôi.

Có một số lựa chọn có thể kiểm soát được số phận của chúng ta, vì thế không nên làm theo ý kiến hay niềm tin của người khác. Đó là một lựa chọn mà tôi không bao giờ muốn làm lại một lần nữa, nhưng có thể tôi cũng không thanh thản khi ai đó ép tôi phải làm điều này.

Thu Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI