Tọa đàm trực tuyến Phụ nữ chọn gì: Dấn thân hay ‘lùi bước’?

28/03/2017 - 09:00

PNO - Khách mời của chương trình là một điển hình phụ nữ hoạt động vì lợi ích cộng đồng và một phụ nữ của gia đình. MC của cuộc tọa đàm là nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc.

Video clip: Hoài An

 
Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
Nhà báo Lê Minh Quốc trò chuyện cùng chị Ngô Phan Nhất Phương (giữa) và TS Xã hội học
Phạm Thị Thúy

Khách mời của cuộc tọa đàm là chị Ngô Phan Nhất Phương. Chị từng là nhà báo khá xông xáo với 9 năm làm báo Người lao động, 2 năm làm báo Sài Gòn Tiếp thị, 2 năm làm cho một công ty truyền thông.

Sau khi lấy chồng, chị khiến đồng nghiệp bất ngờ khi xin nghỉ việc ở nhà sinh con, nuôi con và  phụ chồng quản lý một phòng tập thể dục. Với công việc quản lý chị phải làm những việc từ việc nhỏ đến việc lớn mà không hề nề hà.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?

Chị Ngô Phan Nhất Phương

 

Chị cho biết, chị đã có đủ trải nghiệm đối với công việc luôn 'ở ngoài đường' với giao tiếp rộng rãi. Hiện nay, chị đang dành nhiều thời gian để trải nghiệm về đời sống gia đình, được trực tiếp chăm sóc chồng con.

Khách mời thứ hai của cuộc tọa đàm là Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện hành chính quốc gia. Cuối năm 2015, Chị Thúy hoàn tất cùng lúc chương trình Tiến sĩ Xã hội học, và Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

 

Trước đó, Thúy đã có bằng thạc sĩ Thực hành Phương pháp sư phạm. Ngoài việc dạy học, chị còn là diễn giả, viết sách, viết báo và tham vấn tâm lý... Hiện, chị thường xuye có mặt ở những điểm nóng của cộng đồng, tham gia các cuộc nói chuyện về Xâm hại tình dục trẻ em, thai giáo, nâng cao sức mạnh tinh thần cho phụ nữ...

MC của cuộc tọa đàm là nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc. Cuộc trò chuyện giữa ba nhân vật trên sẽ làm rõ hình ảnh và tâm tư của phụ nữ khi họ chọn: Dấn thân hay ‘lùi bước’?

Mời quý bạn đọc cùng theo dõi cuộc tọa đàm và đặt câu hỏi giao lưu với các nhân vật.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

* MC Lê Minh Quốc: Hôm nay báo điện tử Phụ Nữ tổ chức tọa đàm Phụ nữ chọn gì: Dấn thân hay ‘lùi bước’?. Khi nói về phụ nữ thì xưa nay gắn liền với bếp núc, nội trợ trong mái ấm gia đình. Tuy nhiên, thời nay mọi việc đã khác, người phụ nữ có sự lựa chọn hoặc ở bếp hoặc bước ra ngoài. Từ đó, nảy sinh sự tranh luận chính ở phụ nữ và ngay cả đàn ông nữa. Vậy theo hai bạn, dấn thân hay lùi bước?

Chị Ngô Phan Nhất Phương: Dấn thân hay lùi bước? Với tôi, sống là để trải nghiệm, và đeo đuổi đam mê, sở thích và tôi theo đuổi đến cùng. Hiện nay tôi lựa chọn gia đình chứ không lùi bước. 

MC: Sở thích đam mê nếu độc thân thì ai cũng có quyền lựa chọn. Còn trường hợp phải ràng buộc với nghĩa vụ gia đình thì không dễ dàng. Chị Thúy nghĩ như thế nào về điều đó?

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy: Câu hỏi này khó khăn đấy, vì dấn thân hay lùi bước thường gây mâu thuẫn rất nhiều trong gia đình. Nhưng tôi, vừa đam mê công việc, vừa muốn gia đình hạnh phúc, nên tùy từng giai đoạn mà mình thích ứng để gia đình không tổn thương mà công việc của mình cũng trọn vẹn.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

MC: Nếu đặt lên bàn cân, lựa chọn gia đình và công việc thì có khó khăn gì không? Lúc đó mình chọn điều gì?

Nhất Phương: Tôi tự chọn nên không thấy điều gì khó khăn trở ngại. Tôi yêu thích việc nhìn thấy sự thay đổi và lớn lên của con hàng ngày. Đó hoàn toàn là sự lựa chọn chủ động của tôi. Tôi không muốn mình bận rộn chuyện mưu sinh sáng đi tối về mà bỏ qua những cột mốc của con.

MC: Các em sinh viên đang theo dõi giao lưu trực tuyến hào hứng với những câu trả lời của 2 bạn và họ cho biết đang ngấp nghé bước vào cuộc sống tình yêu hôn nhân gia đình. Dù rằng khó có thể áp dụng từ kinh nghiệm của người khác, nhất là vấn đề dấn thân hay lùi bước. Tuy nhiên nếu họ hỏi về kinh nghiệm thì hai bạn khuyên các bạn ấy thế nào?

Phạm Thị Thúy: Nếu đặt lên bàn cân thì tôi chọn cả hai, đã có lúc tôi và chồng phải tranh cãi nảy lửa, hoặc là gia đình, hoặc là công việc. Bất kỳ lúc nào tôi cũng thuyết phục để chồng thông cảm. Bảo tôi bỏ hết là không thể. Tôi nói với chồng: "Em chọn anh và con nhưng không bỏ công việc, tất nhiên em sẽ bớt việc đi chứ không từ bỏ. May mắn cho tôi là chồng hiểu, nếu chồng không hiểu thì có thể tôi cũng đã mất gia đình, khi chồng ủng hộ tôi cũng rất vui, tôi cũng giữ cam kết là chồng con và xã hội. Phụ nữ có hạnh phúc, có thành công hay không cũng là từ đàn ông có nghĩ cho họ hay không.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

Nhất Phương: Ở đây không có một kinh nghiệm nào cả, mà là chúng ta sẽ quyết định. Đây là một mâu thuẫn, một sự giằng co trong xã hội hiện tại. Ngày nay không có chuyện phụ nữ ở nhà, họ đã chủ động và muốn đi làm, nhưng đàn ông muốn họ ở nhà nên có sự giằng co. Phụ nữ hay tự ti khi ở nhà phải làm cái này cho chồng, con. Hàng xóm nói, phụ nữ lại tự ti. Mình không được tự ti vì tự ti thì khác nào mình cho đàn ông cơ hội để họ bắt mình chọn lựa. Khi phụ nữ họ lựa chọn cái gì theo đam mê, sở thích, họ cũng sẽ có hạnh phúc riêng, và lựa chọn đó không phải là đặt áp lực cho họ. Phụ nữ mạnh mẽ sẽ có thể làm công việc của cả đàn ông, nhưng đàn ông không có quyền áp đặt họ.

MC: Về vấn đề đang đặt ra, tôi nghĩ nó chỉ thay đổi khi bản thân người đàn ông phải thay đổi, đừng quá ích kỷ, đừng quá gia trưởng, đừng đòi hỏi áp đặt quá nhiều cho phụ nữ. Hôn nhân gia đình là sự gắn kết lâu dài vì thế mọi việc phải có sự đồng thuận cùng nhau. Do đó, dù phụ nữ "lùi bước" cũng không là sự hy sinh có đúng vậy không thưa hai chị?

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

MC: Phụ nữ chăm sóc gia đình là hy sinh?

Nhất Phương: Quan điểm của tôi lâu nay nếu người phụ nữ làm điều mình thích thì dù ở nhà với gia đình hay ra ngoài xã hội đều tốt cả. Với tôi, khi chọn ở nhà chăm sóc yêu thương đồng cảm với con, là khoảng thời gian trải nghiệm với con. Giá trị tinh thần này không một điều gì có thể đánh đổi.

Về phía đàn ông, nếu muốn gia đình êm ấm, mang lại niềm hạnh phúc cho mái ấm, thì nên ủng hộ. Nếu phụ nữ thích ở nhà chăm sóc, hay thích đi làm để họ đi làm thì nên tôn trọng ý kiến của họ, thông cảm và chia sẻ.

Phạm Thị Thúy: Lựa chọn nào cũng có niềm vui và nước mắt, được này mất kia, không ai được cả hai. Thời điểm tôi mang thai nuôi con nhỏ, ở nhà, nuôi con, tiếc nhiều cơ hội lúc đó lắm, nhưng đó không phải là sự hy sinh mà là lựa chọn để mình thấy mình vui. 

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

MC: Với chị Phương, chị lui về với gia đình, bếp núc, con cái, vậy xin hỏi là người phị nữ năng động, xinh đẹp, hoạt bát, khi khép lại phía sau dù từng có nhiều người ngưỡng mộ, chị có tiếc nuối?

Nhất Phương: Tôi không tiếc, nhưng có nhớ. Nó là quãng đời sôi nổi năng động của mình. Thế nhưng vì sống với con, để chăm sóc con nên tôi không có gì nuối tiếc. Sau khi con đã 3 tuổi tôi trở lại với công việc. Điều quan tâm lúc này là con đường mình đang đi và sắp tới. Tôi luôn chọn sự hài lòng và cảm xúc ở hiện tại.

MC: Qua câu trả lời các chị, các bạn sinh viên hỏi làm sao có thể cân bằng giữa gia đình và công việc được?

20 năm hôn nhân, mọi sóng gió đều qua, kinh nghiệm của tôi là mình phải có kế hoạch sắp xếp, mỗi mục tiêu đều có kế hoạch, cách làm. Phải biết bạn muốn gì, làm gì, lựa chọn gì? Tôi không khuyên được các bạn về sự lựa chọn. Cuộc đời ai cũng có nghĩa vụ là gia đình, con cái. Không nên lấy chồng quá muộn. Muốn có con khỏe mạnh phải sinh và có con trước tuổi 30 tiền bạc, công danh có, nhưng sức khỏe thì không thể mãi mãi, không đợi em được. Em sinh sau 30 tuổi là thiệt thòi. Xác định mục tiêu từng giai đoạn. Tôi còn nhớ trong bộ phim “3 chàng ngốc” chứng minh rằng: những ai đam mê theo đuổi hạnh phúc cá nhân và gia đình, nếu thể hiện bằng cả trái tim, trách nhiệm, thì họ sẽ hài lòng với lựa chọn đó trong từng giai đoạn cuộc đời.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

MC: Chị ơi, chị nói như 1 nhà khoa học, 1 lập trình. Vì yêu là yêu, có người yêu lúc 20 tuổi nhưng có người 40 tuổi lại gặp người mới yêu, vậy lập trình theo cột mốc tuổi tác là không thể. Vậy làm sao lập được mục tiêu?

Phạm Thị Thúy: Tôi yêu sớm, năm 1 đại học đã yêu. Giờ các bạn yêu sớm hơn nhiều. Tuy nhiên, do các bạn dùng dằng giữa kết hôn hay cứ tiếp tục... yêu, nên tôi khuyên các bạn như vậy. Đây là câu trả lời cho các bạn đang yêu nhưng ngại kết hôn.

Nhất Phương: Thời gian đã trải qua không quay lại, khi mình còn sức khỏe, trẻ, mình thích gì, đam mê gì làm đi, mai sẽ khác, không thể đợi được. Mình sẽ không có cơ hội như cũ. hãy cứ lắng nghe trái tim cảm xúc, theo đuổi nó, sau này sở thích sẽ thay đổi theo thời gian, theo thực tế cuộc sống. Mình sẽ thích kiểu khác. 

MC: Có một thực tế hiện nay là do nhiều lý do nên không ít phụ nữ chọn thái độ sống đơn thân vẫn có con...

Phạm Thị Thúy: Khi trò chuyện với các bạn trẻ về việc này, tôi có nói, nếu thật sự em lựa chọn gia đình, em sẽ là cái tôi riêng biệt trong cái chúng ta. Phải sống cùng chồng, con, đối nội, ngoại, liên quan nhiều mối quan hệ. Không thể muốn gì làm đó. Không thể ích kỷ nếu chọn làm mẹ đơn thân thì thiệt thòi thuộc về đứa con vì thiếu người cha. Vì muốn cuộc sống diễn ra theo sở thích mà bắt con thiệt thòi thiếu hụt ý nghĩa của mái ấm. Đó là ích kỷ.

Những đứa trẻ ở với mẹ, không có cha để làm chỗ dựa tinh thần, thiếu hình mẫu người đàn ông trong xã hội, chúng rất cô đơn. Do đàn ông không muốn phụ nữ dấn thân, nên nảy sinh tiêu cực là phụ nữ chọn đơn thân. Điều này nguy hiểm cho phụ nữ và trẻ em hơn cho xã hội. Đàn ông nên giúp phụ nữ hài hòa vai trò của mình ở gia đình và xã hội. Vì phụ nữ có năng lực và muốn cống hiến cho xã hội. Nhiều em cho biết lúc có con nhỏ họ lo lắng ở nhà vài năm sẽ mất nhiều cơ hội, không còn cơ hội việc làm tốt như trước. Đây là bài toán quá khó với nhiều phụ nữ.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

MC: Dù dấn thân hay lùi bước thì ai cũng muốn hạnh phúc. Vấn đề này sẽ không còn là sự giằng co trong tâm thế người phụ nữ nếu người đàn ông thay đổi quan niệm sống lâu nay là ủng hộ cho sự lựa chọn của người phụ nữ. Vậy xin hỏi tìm mẫu người đàn ông đó ở đâu?

Phạm Thị Thúy: Tìm ra người đàn ông như thế sẽ khó. Không thể tìm mẫu đàn ông lý tưởng. “Bạn đừng mong thay đổi người bạn đời, bạn hãy thay đổi chính mình đã”. Nếu người phụ nữ mạnh dạn, tự tin, thì từ đó dần dần thuyết phục được người đàn ông khiến họ đồng tình, ủng hộ sự lựa chọn của mình. Và ngược lại, mình cũng có sự thay đổi để phù hợp với họ. Bình đẳng là sự tôn trọng lẫn nhau. Tôi nghĩ vì tình yêu thì mọi việc sẽ có thể thay đổi từ cả hai phía vợ lẫn chồng.

* Có bạn sinh viên đặt ra câu hỏi thú vị rằng nếu người phụ nữ đi làm kiếm ra lương 5 đồng, trong khi đó chồng làm chỉ 3 đồng. Vậy có nên để người đàn ông ở nhà lo cho con và để người vợ đi làm?

Nhất Phương: Trong tình huống cụ thể nên có sự trao đổi giữa hai vợ chồng. Chồng có đồng ý hay không, có làm tốt hay không. Nếu họ ở nhà không làm ra 3 đồng, không làm được chuyện gia đình, con cái không lo được, vì họ không giỏi việc đó, bạn sẽ mất trắng. Cả hai có sự trao đổi và hiểu nhau. Nếu cái gì cũng quy ra tiền, so sánh sẽ không tốt mà tính hiệu quả trên tổng thể của gia đình.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

MC: Thưa chị Thúy, vừa rồi chị cho biết chị thuyết phục chồng vừa dấn thân và lùi bước. Chị có thể chia sẻ cách mà chị thuyết phục không?

Phạm Thị Thúy: Khi thuyết phục chồng, mình phải mềm dẻo, nhưng nếu cần thì nên cứng rắn. Bạn nên chọn lúc chỉ có hai vợ chồng, lúc đó tôi nói em thích công việc, công việc giúp em có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con sau này, công việc làm em vui hơn. Bên cạnh đó, khi em đi làm sẽ có thêm nguồn thu nhập, em sẽ phụ giúp anh và gia đình đỡ vất vả hơn. Khi chồng không chịu thì mình nên thuyết phục cứng rắn hơn, lúc tôi đi công tác gần như tôi phải ép chồng chăm con.

Như vậy cũng tội chồng, nhưng đó là một tình thế ép buộc, vì sếp phân công thì mình phải làm chứ. Mình đi làm phải tuân thủ, đi cũng lo cho các thành viên trong gia đình nhưng mình cứ kiên trì thì chồng sẽ hiểu. Chúng ta dù sử dụng cách nào cũng phải kiên trì, mưa dầm thấm lâu, hãy uyển chuyển chứng đừng quá ép chồng mình.

MC: Do đàn ông gia trưởng nên thích vợ phải lùi bước? Tại sao lại không san sẻ việc đó chung với nhau, vừa để họ dấn thân, vừa để họ lùi bước? Trong suy nghĩ của tôi, khi 1 người đàn ông đến với người phụ nữ, anh ta nghĩ hoặc anh lấy cô đó về làm nội trợ hoặc tìm người đồng điệu chia sẻ nhịp điệu tâm hồn. Tùy sự lựa chọn sẽ có câu trả lời. 

Nhất Phương: Chồng tôi cũng từng nói, anh không cần 1 người nội trợ, không cần 1 người ở sau, cũng không cần quá xuất chúng đi trước mình, mà là đồng hành, dù làm gì cũng đều thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Phạm Thị Thúy: Ý kiến của anh rất thú vị. Tôi nhớ một nhà văn nói là “yêu nhau không phải cùng nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng”. Tôi cũng nhớ thêm một câu nữa rất hay “Ai đó yêu bạn không phải bạn là ai mà họ là ai khi ở bên cạnh bạn”. Tôi nghĩ là 2 vợ chồng cùng đồng hành, cùng nhìn về 1 hướng thì họ sẽ tôn trọng lẫn nhau, để cho người kia được là chính họ, họ sẽ được tự do và hạnh phúc.

Toa dam truc tuyen Phu nu chon gi: Dan than hay ‘lui buoc’?
 

MC: Câu hỏi nhiều người cùng hỏi, là làm thế nào để người phụ nữ dù dấn thân hay lùi bước vẫn tự chủ, quản lý được tài chính?

Nhất Phương: Vấn đề tài chính là vấn đề lớn và quan trọng trong gia đình và hôn nhân. Không phải phụ nữ quyết định ở nhà mới đem vấn đề này ra trao đổi. Mà là ngay khi 2 người lấy nhau, vấn đề tài chính nên được công khai, nêu rõ. Cụ thể ở nhà tôi, ai giỏi việc nào làm việc đó. Xu hướng chung, phụ nữ giữ tiền và chi tiêu tốt hơn. Mình đặt lợi ích của gia đình lên cao, ai làm việc gì tốt nhất thì làm việc đó. Tôi giữ tiền lên kế hoạch chi tiêu, đi chơi, mua sắm, du lịch,... Phụ nữ giữ vai trò này từ trước thì họ mới tự tin khi ở nhà, vai trò còn nguyên, không thất thế. Nếu vợ phải xin tiền chồng, không có thu nhập họ sẽ tự ái, tự ti. 

Phạm Thị Thúy: Ý của chị Phương tôi rất thích, phụ nữ khi họ muốn dấn thân hay lùi bước thì về tài chính ai giữ thì chúng tôi cũng đều hạnh phúc. Về tài chính, cả hai vợ chồng chia sẻ với nhau thì rất thoải mái. Như tôi, tôi lo chi tiêu trong gia đình việc nội trợ, còn chồng sẽ lo việc học của con, việc ngoài xã hội, chứ không phải phân biệt ai phải giữ tài chính.

MC: Dù người phụ nữ dấn thân hay lùi bước, thì phụ nữ vẫn phải là tay hòm chìa khóa của gia đình. Dù dấn thân hay lùi bước, bạn cũng phải là chính mình.

Cảm ơn 2 vị khách mời đã đến với chương trình và chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay về chọn lựa của mình. Đặc biệt cảm ơn bạn đọc báo điện tử Phụ Nữ TP.HCM đặt những câu hỏi hay để MC có những chất liệu trao đổi với khách mời.

Báo Phụ Nữ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI