Câu 1. Tỉnh nào ở miền Nam được mệnh danh xứ sở của cây thốt nốt?
Theo Cổng thông tin điện tử An Giang, cây thốt nốt gắn liền vùng Thất Sơn (vùng Bảy Núi) thuộc địa phận 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Nơi đây được xem là xứ sở của thốt nốt.
Câu 2: Thốt nốt là loài cây thuộc họ nào?
Thốt nốt là loài thực vật thuộc họ dừa, thân thẳng, có thể vươn cao 30 m, tuổi thọ lên đến trên 100 năm. Theo sách "1.900 loài cây có ích ở Việt Nam", thốt nốt có vòm lá rộng 3 m theo chiều ngang, thân cây to, trông giống thân cây dừa, được bao quanh bởi các sẹo lá. Cụm hoa là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc. Thốt nốt cái cho từ 50 đến 60 quả/cây, thốt nốt đực không có quả.
Câu 3: Cây thốt nốt có khả năng chịu được thời tiết nào?
Thốt nốt có khả năng chịu khô hạn, ngập nước, ưa sáng nhưng không chịu rét. Thốt nốt non ban đầu sinh trưởng chậm, càng lớn về sau càng mọc nhanh hơn.
Câu 4: Cây thốt nốt còn có tên gọi khác là gì?
Theo sách “Gia Định thành thông chí”, thốt nốt còn có tên gọi khác là bối đa. Cây bối đa giống cây bồ quỳ (cây gồi), nhưng to hơn, cao vót không cành, ngọn lá mọc quanh tròn như cái lọng tỏa ra xung quanh, thân lớn có ba cạnh, ở cạnh ấy chấm nhỏ mọc ra, lá mọc đối nhau, suốt 4 mùa không rụng. Thân lớn dùng làm cung tên, nhánh nhỏ làm dây thừng, lá già để đan từng tấm dùng che mưa gió, lá non tước ra làm buồm, chiếu, dùng trong cả nước.
Câu 5: Thốt nốt được dùng để chế biến...?
Thốt nốt là cây có nhiều giá trị trong lĩnh vực y tế. Người dân trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang, cô đặc sản xuất đường, chiết xuất ra dầu. Trong đó, đường thốt nốt hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu, còn dùng để chữa bệnh.
Chia sẻ bài viết: |
Tổng số tham gia: 71
Số người trả lời đúng