Tinh dầu nào tốt cho làn da bị cháy nắng?

18/11/2017 - 15:00

PNO - Một số loại tinh dầu có chứa các hợp chất làm giảm các triệu chứng cháy nắng và thúc đẩy việc chữa bệnh.

1. Tinh dầu Vitamin E

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
Các loại tinh dầu tốt cho da nhất phái đẹp thường biết đến là Vitamin E.

Một số nghiên cứu cho rằng vitamin E có thể làm giảm nguy cơ bị cháy nắng bằng cách:

• Hoạt động như một chất chống oxy hoá

• Hấp thụ tia tử ngoại

• Giúp làm dày lớp ngoài cùng của da

Tinh dầu vitamin E giúp cải thiện sức đề kháng của da để duy trì độ ẩm và giảm viêm.

Tác dụng phụ duy nhất được biết đến liên quan đến việc sử dụng tinh dầu vitamin E là kích ứng da nhẹ, đối vớ làn da quá mẫn cảm.

2. Tinh dầu Vitamin C

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
Các loại tinh dầu tốt cho da chị em nên quan tâm, trong đó có tinh dầu chanh.

Vitamin C, hoặc acid ascorbic, đã được chứng minh có một số lợi ích có thể giúp làm giảm các triệu chứng cháy nắng và cải thiện thời gian chữa bệnh.

Nghiên cứu lợi ích sức khoẻ của axit ascorbic bao gồm:

• Bảo vệ chống tia UVA và UVB

• Cải thiện triệu chứng và các tình trạng viêm da

• Cải thiện sản xuất collagen, hợp chất làm cho da đàn hồi

• Khắc phục các vấn đề sắc tố để cải thiện khả năng bảo vệ tự nhiên của da, chống lại tia UV

Các biến chứng duy nhất được biết đến liên quan đến việc sử dụng vitamin C trên da là da đỏ và cảm giác nóng.

3. Tinh dầu bạc hà

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
 

Mặc dù bạc hà (Mentha piperita) có chứa một số thành phần hoạt tính có lợi cho sức khoẻ, nhưng tốt nhất là nên sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh.

Các nghiên cứu về lợi ích sức khoẻ của tinh dầu bạc hà bao gồm:

• Chống viêm

• Kháng khuẩn

• Thuốc kháng nấm

• Khử trùng

• Co mạch, thu hẹp các mạch máu bị viêm

Tác dụng phụ duy nhất được biết đến liên quan đến tinh dầu bạc hà là kích ứng nhẹ và da đỏ.

4. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
Oải hương được xem là một trong các loại tinh dầu tốt cho da.

Chiết xuất từ ​​hoa oải hương (Lavandula officinalis) có ít nhất bảy thành phần hoạt tính được biết đến để thúc đẩy tái tạo da và tăng cường chức năng miễn dịch.

Tinh dầu hoa oải hương có đặc tính là:

• Kháng khuẩn

• Chống viêm

• Thuốc kháng nấm

Điều này giúp làm giảm các triệu chứng đau, đỏ và sưng, cũng như làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Các triệu chứng có thể dị ứng hoa oải hương bao gồm: phát ban da, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh…

5. Tinh dầu cây chè

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
 

Chiết xuất từ ​​lá kim của cây chè (Melaleuca alternifolia) đã được sử dụng như là một liệu pháp thảo dược cho một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm hầu hết các bệnh về da.

Các đặc tính của tinh dầu cây chè:

• Chống viêm

• Tăng cường miễn dịch

• Kháng khuẩn

• Thuốc kháng nấm

• Thuốc kháng vi-rút

Tác dụng phụ của việc sử dụng dầu cây trà được biết đến bao gồm: đỏ da, ngứa, khô da, đau bụng…

6. Tinh dầu cây bụi (Geranium)

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
 

Chất chiết xuất từ ​​cây bụi (Pelargonium graveolens) có chứa ít nhất 12 thành phần hoạt tính có các đặc tính như sau:

• Kháng khuẩn

• Chống vi khuẩn

• Chống ung thư

• Chống viêm

Dầu Geranium cũng được chứng minh là có hiệu quả như thuốc an thần và thần kinh, vì vậy có thể giảm đau hiệu quả hơn do bị cháy nắng.

Kích ứng da là tác dụng phụ duy nhất được biết đến liên quan đến việc sử dụng dầu geranium.

7. Tinh dầu hoa cúc

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
 

Hoa cúc La mã (Anthemis nobilis) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, có thể thậm chí hàng ngàn năm, như là một liệu pháp thảo dược đa chức năng vì tính chất làm dịu và dịu nhẹ của nó.

Với hơn 10 thành phần hoạt tính đã biết lợi ích sức khoẻ, dầu hoa cúc đã tạo ra tính chống viêm. Nó cũng thúc đẩy hoặc tăng cường chữa lành vết thương.

Tinh dầu hoa cúc được xem là phương thuốc thảo dược chủ yếu và được sử dụng cho một loạt các điều kiện da, bao gồm nhọt, cháy nắng và bệnh vẩy nến.

Tinh dầu hoa cúc hiếm khi gây ra kích ứng đối với da.

8. Tinh dầu bạch đàn

Tinh dau nao tot cho lan da bi chay nang?
 

Chiết xuất từ ​​bạch đàn thực vật (Eucalyptus globulus), được biết là có chứa các hợp chất được chứng minh là:

• Chất chống oxy hoá

• Chống viêm

• Kháng khuẩn

Mặc dù hiếm khi xảy ra, dầu bạch đàn có liên quan đến một số tác dụng phụ, bao gồm: phát ban dị ứng, buồn ngủ, khó thở (ở trẻ em)


Trang Phạm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI