Tình chị em U 100

22/11/2014 - 07:00

PNO - PN - Hai nhà cách nhau 300m, thỉnh thoảng người em 93 tuổi lại nhờ con cháu chở vào trong ngõ sâu, tìm gặp người chị ruột 101 tuổi, nói chuyện cho... đỡ thèm. Câu chuyện tuổi già chỉ xoay quanh đám con cháu, dâu rể, mà nói hoài không...

Quê ở Hải Dương, năm 1988, bà Long theo con trai Phạm Ngọc Nguyện vào Đồng Nai sinh sống, tám người con còn lại, cùng đại gia đình người chị cũng theo vào.

Tinh chi em U 100

Cụ Long và cụ Xa trò chuyện cùng bà Lưu Thị Yến - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi KP.5, P.Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai

Chừng ấy tuổi, dù thường xuyên nhức mỏi, tiểu đường, đau khớp, hai cụ vẫn minh mẫn lạ thường. Hỏi, tuổi già có gì vui, bà Xa ngồi yên trên giường để cháu dâu đấm bóp cho, hất cằm, giọng mát mẻ: “Thì các chị cứ già đi, rồi biết!”. Cả chủ lẫn khách đều bật cười. Bà xí xóa câu nói đùa bằng một cái khoát tay, chỉ hết đám cháu đang vây quanh, giọng tự hào: “Thấy con cháu lớn khôn mình mừng vì còn được sống, chứ chúng nó hư hỏng, bỏ mặc, có sống thọ cũng chẳng vui đâu”. Nói rồi, hai cụ lại lẩm nhẩm kiểm kê “gia sản khổng lồ”. Cụ Long có 31 cháu, 21 chắt và 18 người con, dâu, rể. Ngoài hai người con đã mất, cụ Xa có năm người con cùng dâu rể, 22 người cháu, bốn chắt, ba chít. Gia pháp từ lâu không cần dùng tới nữa bởi gia đình đã vào nếp, con cái thuận hòa. Hai cụ tự hào nhắc lại chuyện xưa. Cụ Long kể, nhà vốn có bốn cô con gái, lúc lần lượt rước năm cô con dâu, người làm mẹ là cụ bắt đầu thấy... áp lực. Mọi lời ăn tiếng nói trong nhà cụ đều để ý từng chút một, nhỡ lọt tai một lời khó nghe, cụ liền tìm cách góp ý. Nếu trong nhà có dấu hiệu so sánh, tỵ hiềm, cụ lập tức mở cuộc họp gia đình, phân tích đúng sai. Giọng nửa hài hước, nửa kiên quyết, cụ Xa thêm vào: “Làm mẹ khó nhất là phải công bằng; người sai phải xin lỗi người đúng, còn nếu... chẳng ai đúng thì phải nhìn nhau mà nhận lỗi, gia pháp là phải thế!”.

Nhìn hình ảnh cụ Xa trịnh trọng ngồi trên giường, chỉ bảo con cháu, người ta dễ hình dung người phụ nữ này đã “quyền uy” thế nào lúc còn trẻ. Trong căn nhà liền kề ngôi nhà của con trai đầu, sáng nào bà cũng chờ đến giờ cô con dâu Nguyễn Thị Bùi sang tươm tất nhà cửa, cơm nước. Không còn sức quét sạch sân nhà, nhưng mọi chuyện ăn uống, vệ sinh cá nhân, bà đều tự làm được. Bệnh tiểu đường làm bụng đói liên tục, lại không muốn phiền con, bà dặn chị Bùi để phần cơm của bà dưới bếp, mỗi lần đói bụng, bà lại “lái con ngựa sắt” (là cây gậy bốn chân, theo cách nói của bà) đi xuống, tự lấy thức ăn. Các con phân công thay phiên nhau ngủ với mẹ, đặng đỡ đần bà những lần ăn uống, tiểu tiện đêm khuya. Ngặt nỗi, mỗi lần tỉnh giấc nửa đêm, thấy con say giấc, bà không nỡ đánh thức, lại lầm lụi tự làm.

Tinh chi em U 100

Hai cụ luôn sống trong sự yêu kính, ân cần của cháu con

Cụ Long lại nhỏ nhẹ: “Phước phần tuổi già chẳng phải ở chỗ đông con, mà chính bởi đứa nào cũng thương, cũng kính mình”. Chọn ở cùng cô con út Phạm Thị Hồng Thắm bởi nhà chị Thắm có quầy bán bánh chưng, ngày nào cụ Long cũng canh lúc con bận bịu chợ búa, bếp núc để ra phụ bán. Có cụ, nhà chị Thắm đêm nào cũng dập dìu khách khứa, khi con cháu lần lượt dắt díu qua thăm bà. Cụ “khoe”, nhà cụ có hẳn một nhóm... nhảy hip hop gồm các chắt, cứ đến tối thứ Bảy lại tập trung... luyện tập, rồi “rước” cụ ra ngồi giữa nhà, trình diễn cho xem. Kể đến đó, cụ lỏn lẻn cười: “Cứ thấy con cháu là… tỉnh đau!”. Những hôm cụ ốm phải nhập viện, con cháu không ai bảo ai, sốt ruột kéo đến đứng chật hành lang. Bởi “thấy con cháu là tỉnh đau” nên trong năm, cụ “khỏe” nhất những ngày Tết, khi các cháu kéo nhau sang, xếp một hàng dài ra đến tận ngõ, lần lượt vào ôm hôn, mừng tuổi bà. Xong rồi cả gia đình chia nhau ngồi kín nhà cô Út, làm... “khán giả”, để nhóm hip hop bước ra, nhảy một liên khúc chúc Tết, mừng tuổi cụ cố.

Buổi chiều cứ liên miên từng mẩu chuyện gia đình trong những vui buồn hồn hậu. Ngoài chuyện con cháu, ký ức vụn vặt xưa cũ vẫn ùa về, như những buổi đi cấy sáng trăng, lúc các cụ chỉ mười tám đôi mươi, kéo nhau ra đồng từ 4g, vừa làm vừa hát vang trời đến tận 22g mới thôi; hay những buổi đang làm đồng thì máy bay địch đảo trên đầu, phải vùi người dưới đám rạ, lấy mủng úp lên đầu mà giữ mạng. Mọi thứ vẫn y nguyên trong trí nhớ của hai cụ già trăm tuổi, minh mẫn lạ thường.

 Minh Trâm

Từ khóa gia đìnhchị em
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.

  • Bầy vịt tháng Chạp

    Bầy vịt tháng Chạp

    13-12-2024 18:30

    Tết đến, cũng đồng nghĩa tôi sắp phải chia tay với chúng. Không ai nuôi vịt để… làm cảnh.