Tìm thấy bàn chân nghi của nhà leo núi mất tích 100 năm trước trên đỉnh Everest

12/10/2024 - 15:17

PNO - Bàn chân, giày và vớ được cho là của nhà leo núi Sandy Irvine, người đã mất tích trong chuyến thám hiểm Everest năm 1924 vừa được phát hiện trên sông băng. Đây có thể là chìa khóa để trả lời cho những bí ẩn của đỉnh núi cao nhất thế giới này.

Chiếc ủng và chiếc tất có phần còn lại của bàn chân được tìm thấy trên một sông băng bên dưới mặt phía bắc của đỉnh Everest. Ảnh: Jimmy Chin/National Geographic/PA Wire
Chiếc giày, vớ và phần còn lại của bàn chân được tìm thấy trên một sông băng của đỉnh Everest - Ảnh: Jimmy Chin/National Geographic/PA Wire

Tháng Chín vừa qua, khi đoàn làm phim tài liệu của National Geographic phát hiện 1 chiếc giày và vớ nhô ra khỏi sông băng đang tan chảy trên đỉnh Everest, họ gần như ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của những vật này như một manh mối cho một bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ.

Theo các nhà khoa học, đây là một phần hài cốt của Sandy Irvine - một thế kỷ sau khi ông qua đời cùng người bạn leo núi người Anh George Mallory trong khi họ đang cố gắng trở về sau khi là người đầu tiên leo lên ngọn núi cao nhất thế giới.

2 người đàn ông mất tích sau đó và lần cuối cùng họ được nhìn thấy là vào ngày 8/6/1924. Từ đó, họ đã trở thành một trong những bí ẩn dai dẳng nhất trong giới leo núi.

Andrew Comyn 'Sandy' Irvine (1902-1924). Ảnh: Mount Everest Foundation/Royal Geographical Society/Getty Images
Nhà leo núi Sandy Irvine (1902-1924) - Ảnh: Mount Everest Foundation/Royal Geographical Society/Getty Images

Xác của Mallory được tìm thấy vào năm 1999 nhưng những gì thuộc về nhà leo núi Sandy Irvine vẫn không manh mối.

“Tôi nhấc chiếc vớ lên và thấy 1 nhãn màu đỏ có dòng chữ 'AC Irvine' được may vào đó. Tất cả chúng tôi nhảy cẫng lên" - nhà leo núi và đạo diễn phim Jimmy Chin phấn khích chia sẻ với National Geographic.

Hình ảnh cuối cùng chụp George Mallory (bên trái) và Sandy Irvine cho thấy họ đang trên đường đến North Col của Everest. Ảnh: Noel E Odell/Royal Geographical Society/Getty Images
Hình ảnh cuối cùng chụp George Mallory (bên trái) và Sandy Irvine cho thấy họ đang trên đỉnh Everest - Ảnh: Noel E Odell/Royal Geographical Society/Getty Images

Theo tài liệu từ gia đình để lại, năm 1924, khi đó nhà leo núi Irvine mới 22 tuổi, đã mang theo 1 chiếc máy ảnh Kodak cùng George Mallory thực hiện giấc mơ chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới. Nhưng họ đi mãi không về.

Vụ tai nạn khiến hành trình của 2 người đến nay vẫn còn là dấu hỏi. Trong khi đó, những người đầu tiên được công nhận đã leo đến đỉnh Everest là nhà leo núi Edmund Hillary và Tenzing Norgay vào năm 1953.

Đạo diễn Chin cho biết: "Đây là bằng chứng thực tế đầu tiên về nhà leo núi Sandy đã chinh phục đỉnh núi đầy quyến rũ và chết chóc này".

Giáo sư Joe Smith - Giám đốc của Hội Địa lý Hoàng gia Anh - cho biết: "Sandy là một nhân vật đặc biệt và đã có những đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết của chúng ta về Everest và dãy Himalaya. Việc phát hiện ra hài cốt của ông đã khép lại những phán đoán cho người thân của ông và cộng đồng leo núi nói chung. Chúng tôi biết ơn Jimmy và nhóm của ông đã tìm thấy những điều bí ẩn mà thế kỷ qua mọi người tìm kiếm".

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới vì thế chinh phục ngọn núi này là khát khao của các nhà leo núi trên khắp thế giới. Không chỉ đầu tư tập luyện, tốn kém tiền bạc để chinh phục nóc nhà thế giới, mỗi năm có không ít người bỏ mạng ngay trong lần thử sức đầu tiên và nằm lại vĩnh viễn ở nơi này.

Mỗi năm có hàng trăm nhà leo núi chinh phục đỉnh Everest và năm nào cũng có người nằm lai nơi này vĩnh viễn
Mỗi năm có hàng trăm nhà leo núi chinh phục đỉnh Everest và năm nào cũng có vài người đến vài chục nằm lại nơi này

Tính đến nay, có hơn 300 người thiệt mạng trên núi kể từ khi cuộc chinh phục Everest bắt đầu từ những năm 1920. Riêng năm nay đã ghi nhận gần 10 người tử nạn.

Nhiều năm trở lại đây, ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu khiến lớp băng tuyết mỏng dần làm lộ ra thi thể của hàng trăm du khách tử nạn. Có những thi thể nằm ở nơi này hàng chục năm và có thể họ nằm lại đây mãi mãi.

Trọng Trí (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI