Tiểu thương mùa COVID-19: 'Mỗi ngày mở rồi lại đóng sạp như tập thể dục, có ai đi chợ đâu"

17/03/2020 - 17:57

PNO - Chợ truyền thống đã ế ẩm càng đìu hiu hơn trong dịch COVID-19. Tiểu thương 10 giờ sáng chưa buồn mở cửa, nợ tiền sạp, tiền điện... vì không khách mua hàng.

 

Dạo một loạt các khu chợ truyền thống tại TPHCM như Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), Tân Định, Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5),… hơn 10h sáng khá vắng vẻ, nhiều sạp chưa mở cửa đón khách, nhiều sạp treo biển cho thuê/sang lại sạp trong mùa dịch COVID-19, khi người dân hạn chế ra đường, đến nơi đông người.
Hơn 10g sáng, theo ghi nhận của phóng viên Báo Phụ Nữ TPHCM tại các chợ như Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), Tân Định, Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5)… nhiều sạp vẫn còn đóng, chưa mở cửa đón khách, bán hàng.
Theo chủ cửa hàng kinh doanh quần áo nữ Chín Nghĩa, tiểu thương kinh doanh bên trong chợ Phạm Văn Hai cho hay, bà nghỉ bán mấy ngày nay, nhưng mà vì ở nhà buồn quá nên ra mở sạp treo hàng lên với mong muốn có một vài khách mua hàng cũng gỡ gạt lại phần nào vốn nằm “chết” tại sạp.
Bà Chín Nghĩa - tiểu thương kinh doanh quần áo ở chợ Phạm Văn Hai - cho hay, do ế ẩm quá nên bà nghỉ bán mấy ngày nay. Nhưng ở nhà mãi cũng buồn nên sáng nay bà lại ra dọn hàng, hy vọng có một vài khách mua hàng để "gỡ gạc" chút đỉnh tiền sạp, tiền điện...
Bà chia sẻ khi gặp phóng viên, mỗi ngày mở cửa, rồi lại đóng cửa như tập thể dục vậy chứ cũng không có khách đến mua, nhìn đi bà chỉ tay về phía hai bên đường đi, có rất nhiều sạp thì đóng cửa, sang sạp, chợ thì không một bóng người, có ngày chỉ bán được 1-2 khách, có ngày không có khách nào mở hàng.
"Mỗi ngày mở cửa, rồi lại đóng cửa như tập thể dục vậy chứ người ta sợ virus corona, có đi chợ đâu mà mua hàng" - một tiểu thương chợ Phạm Văn Hai chia sẻ. Tiểu thương này cho biết, thời gian này, có ngày chị bán được hàng cho 1-2 khách, có ngày thậm chí đến khách "mở hàng" cũng không có.
Tuy vậy, dù bán không được nhưng phí thuê sạp, tiền điện, các loại phí khác tại chợ theo tiểu thương này khoảng 300.000 đồng/ngày vẫn phải đóng đều đặn. “Bây giờ không có tiền đóng tiền điện, tiền sạp luôn, bán chỉ đủ kiếm cơm/cháo qua ngày nên giờ ban quản lý có xuống cắt điện, có đuổi đi thì cũng chịu luôn, tôi còn nợ mấy tháng tiền sạp giờ vẫn chưa có tiền để trả”, tiểu thương kinh doanh ở sạp Chín Nghĩa nói.
Chợ ế ẩm không bán được hàng nhưng tiền thuê sạp, tiền điện và các loại phí khác tại chợ vẫn phải đóng đều đặn. “Bây giờ bán chỉ đủ kiếm cơm cháo qua ngày nên ban quản lý có xuống cắt điện, có đuổi đi thì cũng chịu, tui còn nợ mấy tháng tiền sạp giờ vẫn chưa có tiền để trả”, bà chủ sạp Chín Nghĩa than.
Bên trong khu vực chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), đang dọn hàng mặc dù đã sắp trưa, các tiểu thương tại đây cho hay kể từ sau Tết, đặc biệt sau khi liên tục xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm mới, người dân hạn chế ra đường, đến nơi đông người, không riêng vì thương nhân trong chợ này mà hầu hết các chợ khác cũng thê thảm vì không có khách.
Nhiều tiểu thương chợ Phạm Văn Hai không cầm cự nổi, phải đóng cửa hàng, rao cho thuê, sang sạp.
Một tiểu thương tên Oanh, kinh doanh mặt hàng giày dép cho biết, trước đây ngày còn bán được 200.000-300.000 đồng/ngày, nhưng khoảng hai tuần nay thì khách “mất hút”. Khách “mở hàng” trả giá hoà vốn thậm chí lỗ 10%-20% cũng bán chứ giờ ế quá rồi, chị nói.
Chị Oanh, kinh doanh giày dép tại chợ Phạm Văn Hai cho biết, trước đây mỗi ngày còn bán được 200.000-300.000 đồng, nhưng khoảng hai tuần nay thì khách “mất hút”. "Khách 'mở hàng' trả giá hoà vốn thậm chí lỗ 10%-20% cũng bán cho vui chứ giờ ế quá rồi" - chị nói.
Theo quan sát của pv, đa số các tiểu thương kinh doanh mặt hàng thời trang bên trong chợ Phạm Văn Hai khá đìu hiu, các sạp thời trang bên ngoài còn có lát đát vài khách, hoặc đong nhất vẫn là hàng tươi sống, rau củ quả, thuỷ sản bên ngoài khu vực chợ.
Đỡ "thê thảm" hơn các sạp bán quần áo, giày dép bên trong chợ; các sạp hàng tươi sống, rau củ quả, thuỷ sản phía bên ngoài có nhiều người mua. "Nhưng vẫn ế hơn trước khi có dịch COVID-19", tiểu thương cho biết.
Một gốc tại khu chợ tươi sống, mặc dù nhìn có vẻ nhộn nhịp hơn chợ vải, quần áo, nhưng bên trên kệ thịt khá nghèo số lượng, chủ yếu thịt nạt. Tiểu thương tại chợ thịt này cho hay, do ít người mua, nhiều người ngại ra đường nên chỉ lấy hàng bán cầm chừng, lấy ít thịt nạt loại tiêu thụ nhiều chứ còn nhiều loại khác như lòng, xương, đuôi, giò thì không giám lấy bán vì sợ ế.
Khu vực bán thịt cá, mặc dù có vẻ nhộn nhịp hơn khu bán quần áo, giày dép, nhưng các tiểu thương cho hay, cũng chỉ lấy ít hàng bán cầm chừng chứ không dám lấy hàng nhiều như trước vì nhiều người ngại ra đường, ngại đi chợ.
Trước tình trạng đó, các tiểu thương tại chợ Phạm Văn Hai cho hay, nhiều tiểu thương tại đây đã kiến nghị lên Ban quản lý chợ, UBND quận Tân Bình xin được miễn giảm thuế vì dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh.
Do buôn bán quá ế ẩm vì người dân không đi chợ để tránh dịch COVID-19, tiểu thương chợ Phạm Văn Hai đã kiến nghị lên Ban quản lý chợ và UBND quận Tân Bình, xin được miễn giảm thuế.
Còn tại chợ Tân Định, khoảng gần 11h trưa nhưng bên trong khu vực chính của chợ khá đông đúc nhưng chủ yếu là người bán ngồi buôn chuyện thay vì khách đến mua hàng, số ít một vài hàng thực phẩm đồ khô, gia vị, rau xanh, cá thịt bên ngoài ghi nhận là khá đông khách.
Tại chợ Tân Định, gần 11g trưa, bên trong khu vực chính của chợ có vẻ đông đúc nhưng chủ yếu là người bán ngồi "buôn chuyện" thay vì khách đến mua hàng. 
Bên ngoài chợ luôn nhộn nhịp, khách hàng chủ yếu đến mua hàng tươi sống chứ rất ít người gửi xe vào chọn
Bên ngoài chợ Tân Định thì "khá" hơn, khu vực bán hàng gia vị, thực phẩm khô hay thịt, cá, rau xanh vẫn còn người mua.
Trước đó hồi cuối tháng 2, hàng ngàn hộ kinh doanh tại chợ nhà giàu An Đông cũng đề xuất lên
Trước đó, vào cuối tháng 2, hàng ngàn hộ kinh doanh tại "chợ nhà giàu" An Đông (quận 5) cũng đề xuất lên Ban quản lý chợ và UBND quận 5 xét giảm 50% thuế trong thời gian 3-6 tháng kể từ tháng 2/2020, vì tình hình buôn bán khó khăn.
Sau đó hàng loạt các chợ tại quận 1 như Bến Thành, Tân Đinh, Nguyễn Thái Bình tiểu thương cũng gửi đơn xin giảm thuế lên Chi Cục thuế quận 1, TPHCM, cũng với lý do tình hình kinh doanh ế ẩm do dịch bệnh.
Tiểu thương các chợ tại quận 1 như Bến Thành, Tân Định, Nguyễn Thái Bình cũng gửi đơn lên Chi cục thuế quận 1 đề nghị được giảm thuế vì buôn bán ế ẩm do dịch bệnh. Lãnh đạo Chi cục thuế quận 1 cho hay đã nhận được đơn đề nghị của ba ngôi chợ này và cho biết thêm, khi doanh thu thay đổi từ 50% trở lên so với mức đã khoán thì mới có thể xác định lại doanh thu cho cá nhân kinh doanh. Do số lượng hộ kinh doanh lớn, nên ngành thuế cần có thời gian để tiến hành khảo sát, xác minh và có giải pháp về vấn đề thuế cho bà con tiểu thương.

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI