Tiêu dùng phục hồi, triển vọng rõ ràng của Masan trong năm 2024

13/06/2024 - 08:14

PNO - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng trưởng ở mức 69,7% so với cùng kỳ trong quý I/2024. Kết quả này cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Masan Consumer tiếp đà tăng trưởng

Mảng hàng tiêu dùng có thương hiệu của Masan, Masan Consumer Holdings (MCH), tiếp đà tăng trưởng kỷ lục năm 2023 với kết quả kinh doanh ghi nhận tích cực trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu và biên lợi nhuận gộp của MCH lần lượt ghi nhận mức tăng 7,4% và 45,9%. Biên EBITDA cũng tăng 25,3%. Bên cạnh đó, theo báo cáo, MCH hiện duy trì lượng hàng tồn kho dồi dào tại các điểm phân phối. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng khi doanh nghiệp tiêu dùng hàng đầu như MCH đã và đang trữ hàng tồn kho ở mức lành mạnh.

Khách mời trải nghiệm sản phẩm Masan Consumer tại sự kiện đại hội cổ đông - Ảnh: Masan
Khách mời trải nghiệm sản phẩm Masan Consumer tại sự kiện đại hội cổ đông - Ảnh: Masan

Song song với việc phục vụ người tiêu dùng trong nước, Masan Consumer còn hướng đến thị trường 8 tỉ dân với chiến lược “Go Global”, mở ra nhiều cơ hội cho trung và dài hạn. Theo đó, trong Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, lãnh đạo Masan Consumer chia sẻ về việc mở rộng thị trường mục tiêu của những thương hiệu mạnh gồm CHIN-SU, Omachi, Kokomi, WakeUp 247, Heo Cao Bồi và Chante, những thương hiệu mang về doanh thu mỗi năm từ 150 đến 250 triệu USD. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đạt 10-20% doanh thu từ thị trường toàn cầu, đưa thương hiệu Việt ra thế giới.

Wakeup 247, một trong những sản phẩm chủ chốt của Masan Consumer
Wakeup 247, một trong những sản phẩm chủ chốt của Masan Consumer

WinCommerce hoàn thành tái cấu trúc, tăng cường mở rộng mạng lưới

Đối với mảng bán lẻ của Masan, WinCommerce, sau khi hoàn thành giai đoạn tái cấu trong năm 2023, doanh nghiệp mang về 7.957 tỉ đồng doanh thu, tăng 8,5% trong quý I/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, toàn mạng lưới cửa hàng đạt mức tăng trưởng 5,7% về doanh số bán hàng “like for like” (LFL - nhóm cửa hàng được mở trước năm 2023 và vẫn đang hoạt động). Đáng chú ý, EBITDA của WinCommerce đã tăng 3,6x so với năm trước, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện. Đây là kết quả có được nhờ mô hình cửa hàng WIN và WinMart+ Rural mới.

Theo đó, cửa hàng WIN với định hướng “Point of Life” tập trung vào người tiêu dùng thành thị, đạt mức tăng trưởng LFL 7,3% và tỷ lệ thâm nhập của thực phẩm tươi đạt 30,2%. Cửa hàng WinMart+ Rural với định hướng tập trung vào việc cung cấp nhiều loại sản phẩm giá rẻ chất lượng, đạt được 11,2% tăng trưởng LFL. Cả hai nhóm cửa hàng đều mang lại biên lợi nhuận thuần sau thuế dương. Công ty tiếp tục tăng cường triển khai các phát kiến giúp đa dạng hóa dịch vụ và mở rộng thị phần.

WinMart mang tới người tiêu dùng nguồn hàng thực phẩm phong phú, chất lượng
WinMart mang tới người tiêu dùng nguồn hàng thực phẩm phong phú, chất lượng

Theo chia sẻ từ chị Nguyễn Thị Phương - Tổng giám đốc của WinCommerce - trong sự kiện Đại hội đồng cổ đông Masan vừa qua, WinCommerce sẽ tăng cường phục vụ các kênh bán lẻ hiện đại còn nhiều tiềm năng phát triển và thị trường nông thôn chưa được khai thác, duy trì vị trí dẫn đầu về mạng lưới cửa hàng và hướng đến mục tiêu sở hữu hơn 4.000 cửa hàng vào cuối năm 2024.

Biên lợi nhuận gộp Masan MEATLife tăng 23,3%

Theo báo báo của Masan, doanh thu của Masan MEATLife tăng lên 1.720 tỉ đồng trong quý I/2024, tăng 7,5% so với 1.600 tỉ đồng trong quý I/2023. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp của Masan MEATLife tăng từ 11,7% trong quý I/2023 lên 23,3% trong quý I/2024 nhờ vào giá thịt lợn và gia cầm tăng cao. Giá thịt lợn đạt khoảng 60.000 đồng/kg vào cuối tháng 3, trong khi giá thịt gà là 34.400 đồng/kg ở miền Bắc và 36.800 đồng/kg ở miền Nam. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện ở các mảng lợn nuôi, gà nuôi và thịt gà do giá cao hơn trong quý I/2024.

Kết quả kinh doanh khả quan của mảng kinh doanh tiêu dùng Masan phản ánh rõ sự phục hồi của thị trường tiêu dùng trong 3 tháng đầu năm 2024.

Nền tảng vững chắc

Xây dựng tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng năm 2024, Masan cải thiện bảng cân đối kế toán, cũng như bảo vệ công ty khỏi những bất ổn vĩ mô bằng những bước đi quan trọng.

Ngày 22/4, Masan đã công bố hoàn tất thành công huy động 250 triệu USD từ quỹ đầu tư Bain Capital. Đây là động thái chiến lược nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, nâng cao tính thanh khoản với lượng tiền mặt thuần tăng thêm 6.228 tỉ đồng.

Trong một năm kinh tế khó khăn như 2023, việc huy động được nguồn vốn ngoại, yêu cầu nhiều tiêu chí khắt khe cả về uy tín, minh bạch tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, là một thành công lớn. Đây là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp linh hoạt và sẵn sàng cho các cơ hội đầu tư trong tương lai.

Bên cạnh đó, đối với rủi ro biến động tỷ giá gần đây, Masan cũng đã có lời giải. Theo báo cáo của doanh nghiệp, vào cuối năm 2023, Masan đã phòng ngừa 100% rủi ro nợ dài hạn bằng đồng USD với các điều khoản hợp lý. Do đó, việc đồng USD tăng giá gần đây không gây ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận của Masan.

Masan không chỉ dừng lại ở việc củng cố vị thế hiện tại, mà còn có chiến lược rõ ràng để hướng tới tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự phục hồi hoàn toàn của thị trường tiêu dùng trong năm 2024.

Châu Khoa

Nguồn: Masan

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI