Tiết kiệm vắc xin phòng dại, nhiều cơ sở chuyển qua tiêm trong da: Có an toàn?

09/05/2018 - 17:18

PNO - Hiện Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin tiêm ngừa dại là Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Thế nhưng nhiều tỉnh/thành rơi vào tình trạng thiếu hụt vắc xin dại.

Trước tình trạng thiếu vắc xin dại do nguồn cung, gây ảnh hưởng đến việc điều trị dự phòng bệnh dại, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế đã gửi công văn khuyến cáo cơ sở tiêm chủng triển khai kỹ thuật tiêm trong da thay cho tiêm bắp trong phác đồ tiêm phòng dại, nhằm giảm lượng vắc xin tiêm ngừa để tăng số người được điều trị dự phòng.

Thế nhưng, tiêm trong da là kỹ thuật khó, và không phải ai cũng có thể tiêm được. Vì vậy, Báo Phụ Nữ TP.HCM đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Phó khoa Xét nghiệm - sinh học- lâm sàng, Viện Pasteur TP.HCM về vấn đề này.

Tiet kiem vac xin phong dai, nhieu co so chuyen qua tiem trong da: Co an toan?
Các bà mẹ đưa trẻ đi chích ngừa. Ảnh: Văn Thanh

* Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) vừa gửi công văn đề nghị các cơ sở tiêm chủng thay thế việc tiêm bắp bằng tiêm trong da để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt vắc xin dại. Kỹ thuật tiêm trong da có được Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích trong việc chủng ngừa bệnh dại không, thưa bác sĩ?

- Trong tiêm phòng bệnh dại, kỹ thuật tiêm trong da và tiêm bắp đã được Tổ chức Y tế thế giới, các nhà sản xuất vắc xin dại khuyến cáo áp dụng từ lâu. Kỹ thuật tiêm trong da giúp giảm chi phí cho người đi tiêm do giảm số lượng vắc xin sử dụng, tạo điều kiện cho nhiều người có khả năng tiếp cận với vắc xin và hoàn tất lịch tiêm sau khi bị động vật nghi dại cắn, cào.

* Giữa 2 kỹ thuật này thì kỹ thuật nào thực hiện đơn giản, hiệu quả hơn? Bác sĩ có thể ví dụ số liệu thống kê y khoa giữa 2 kỹ thuật này?  

- Tiêm bắp đơn giản, dễ thực hiện. Người đi tiêm ngừa chỉ cần chích 1 liều/lọ 0,5ml cho mỗi lần tiêm.

Trong khi tiêm trong da phức tạp hơn tiêm bắp, phải tiêm 1 lượng vắc xin nhỏ 0,1ml/mũi  ở 2 vị trí cho mỗi lần tiêm. Khi tiêm đúng kỹ thuật, tại chỗ tiêm nổi 1 vết phồng giống như vỏ cam, hay được gọi là “phồng da cam”. Cán bộ y tế cần được tập huấn kỹ về kỹ thuật này. Mặt khác, tiêm trong da gây đau hơn so với tiêm bắp.

Thế nhưng, cả hai kỹ thuật tiêm trong da và tiêm bắp đều có hiệu quả tốt và đã được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học trước khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo áp dụng.

Tiet kiem vac xin phong dai, nhieu co so chuyen qua tiem trong da: Co an toan?
Một bệnh nhân bị chó cưng cắn vào mặt. Ảnh: Văn Thanh

* Như vậy có nghĩa bất cứ người dân nào đến chích ngừa dại đều được tiêm trong da?

- Tiêm trong da không áp dụng trong 1 số trường hợp như:

  • Những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch
  • Những người đang điều trị dài ngày bằng thuốc corticosteroid, hay điều trị các ức chế miễn dịch khác, hay chloroquine.
  • Những người (đặc biệt là trẻ em) bị những vết cắn nặng, nhất là ở vùng đầu mặt cổ, hay đến khám trễ sau khi bị cắn.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI