Tiết kiệm điện nhìn từ những chuyện nhỏ trong gia đình

15/07/2020 - 10:25

PNO - Cái sự "chơi sang" của anh Hai Lúa khiến vợ chồng cự cãi. Còn con gái anh Ba Kiệm thì luôn xấu hổ vì tính ki bo quá mức của cha mình.

Có tiền bán đất, anh Hai Lúa xây nhà mới, mua điều hòa, máy quạt hơi nước, tivi màn hình lớn, bếp điện, máy giặt, lắp bóng đèn từ ngoài cổng vô tới nhà vệ sinh, bật sáng choang cả ngày lẫn đêm cho… oách. Anh quan niệm, xưa mình nghèo ai cũng khinh, giờ có điều kiện cứ xài thoải mái, điện là hàng hóa, mình có tiền thì mình mua. Ngược lại, anh Ba Kiệm cho rằng tiêu tiền như Hai Lúa thì núi cũng lở. Nhà có máy nước nóng nhưng anh ngắt điện, bảo vợ xách thùng nước ra sân phơi nắng cho ấm lên rồi xài. Đã vậy, anh Ba Kiệm còn mang quần áo tới cơ quan ủi, bởi nghĩ tiền điện cơ quan trả, của chung không ai xót.

Cái sự "chơi sang" của anh Hai Lúa khiến vợ chồng anh cự cãi. Còn con gái anh Ba Kiệm thì luôn xấu hổ vì tính ki bo quá mức của cha mình.  

Anh Trí kỹ sư điện đã khuyên cả hai anh Hai Lúa và Ba Kiệm rằng: đừng lãng phí, nhưng tiết kiệm quá mức cũng không nên. Cái gì cũng cần vừa đủ. Cần tận dụng tối đa ánh sáng trời và sự thông thoáng tự nhiên, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng...

Tiểu phẩm Điện không của riêng ai của Hội LHPN phường Tăng Nhơn Phú B.
Tiểu phẩm "Điện không của riêng ai" của Hội LHPN phường Tăng Nhơn Phú B.

Ở trên là nội dung tiểu phẩm “Điện không của riêng ai” mà Hội LHPN phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 mang tới hội thi về tiết kiệm điện năm 2020. Hội thi do Hội LHPN, Phòng Kinh tế quận 9 và Công ty Điện lực Thủ Thiêm tổ chức hôm 10/7.

Tiểu phẩm Gia đìnhe tết kiệm điện của Hội LHPN phường Hiệp Phú.
Một tiểu phẩm khác về chủ đề tiết kiệm điện
 
 

Với 13 tiểu phẩm và tổng cộng 108 thí sinh, hội thi như một lát cắt sinh động về vấn đề điện trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, khu trọ, trường học, công sở.

 
 

Thảo Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI