Tiếp xúc với hóa chất vĩnh cửu làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở phụ nữ

18/09/2023 - 21:31

PNO - Mới đây, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm được bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với PFAS và phenol làm tăng tỉ lệ mắc một số bệnh ung thư ở phụ nữ

 

Trước đây đã có nhiều nghiêm cứu cho thấy  trước đây với nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm ung thư, giảm khả năng sinh sản và bệnh thận.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy PFAS có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe ở phụ nữ như giảm khả năng sinh sản, sẩy thai, sinh non...

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Hoa Kỳ, phụ nữ tiếp xúc với một số hóa chất được sử dụng rộng rãi đang phải đối mặt với tỉ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác tăng gấp đôi. Ngoài ra, nguy cơ mắc khối u ác tính cũng tăng gấp đôi.

Sử dụng dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thu thập từ 2005 - 2018, nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy phụ nữ được chẩn đoán mắc một số bệnh ung thư do nội tiết tố đã phơi nhiễm với một số chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS - hóa chất vĩnh cửu), được sử dụng trong hàng ngàn các sản phẩm gia dụng và công nghiệp.

Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa những phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư và mức độ phơi nhiễm cao với phenol - chất thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm, thuốc nhuộm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.

PFAS được mệnh danh là “hóa chất vĩnh cửu” do tuổi thọ của chúng trong môi trường.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tiếp xúc và Dịch tễ học môi trường (Mỹ) hôm 17/9. Điều bất ngờ là các nhà khoa học không tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa các hóa chất vĩnh cửu và chẩn đoán ung thư ở nam giới.

Các nhà nghiên cứu xác định, các hóa chất PFAS có thể phá vỡ các chức năng nội tiết tố dành riêng cho phụ nữ, làm tăng tỉ lệ mắc ung thư. Max Aung - trợ lý giáo sư về sức khỏe môi trường tại Trường y USC Kreck và là tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: “Những hóa chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khiến sức khỏe bạn suy giảm và chúng có thể thay đổi con đường sinh học của bạn… và hoàn toàn có thể dẫn đến ung thư. Điều quan trọng là có thể ngăn ngừa phơi nhiễm và giảm thiểu rủi ro tốt hơn”.

Gần như không thể tránh tiếp xúc với PFAS vì các hóa chất này rất phổ biến trong môi trường. Đôi khi được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” vì chúng không bị phân hủy một cách tự nhiên, dư lượng PFAS có thể tồn tại trong nước, đất, không khí và thực phẩm. Theo ước tính của CDC, khoảng 97% người Mỹ có PFAS trong máu. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) - đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ - cho biết, 45% nước uống ở Hoa Kỳ bị nhiễm PFAS.

Thảo Nguyễn (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI