PNO - Báo Phụ Nữ TP.HCM luôn quan tâm và dành nhiều đất cho lĩnh vực nghệ thuật truyền thống. Nỗ lực này đã nhận được nhiều cảm tình của người đọc nói chung, cũng như những “độc giả chuyên ngành” - người hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật truyền thống nói riêng.
Tạo dấu ấn riêng |
* Tiến sĩ Lê Hồng Phước (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM): “Báo Phụ Nữ TP.HCM là một tờ báo tạo được nét riêng, đó là cách nhận định vấn đề một cách thẳng thắn. Trong lĩnh vực đờn ca tài tử - cải lương mà tôi đặc biệt quan tâm, Báo Phụ Nữ TP.HCM là một trong số ít những tờ báo có nhiều bài viết chất lượng, nhìn thẳng vấn đề, phân tích thấu đáo với lý lẽ có tính thuyết phục cao, và không ngại “đụng chạm” vì lợi ích chung là bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử - cải lương. Tờ báo có một lực lượng phóng viên mạnh, có kiến thức chuyên sâu, hiểu khá kỹ lĩnh vực này - điều không phổ biến trong bối cảnh hiện nay.
Tôi cho rằng Báo Phụ Nữ TP.HCM cũng cần tạo thêm dấu ấn phát huy bản sắc của mình, cụ thể là những vệt bài đậm về thành tựu của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nghệ thuật truyền thống”.
* Nghệ sĩ Linh Trung: “Nhắc đến Báo Phụ Nữ TP.HCM tôi nghĩ ngay đến hình ảnh… bà Tám. Nhiều người hiểu lầm “bà Tám” chỉ có “nhiều chuyện” nhưng “nhiều chuyện” ra vấn đề, dám nói những cái người khác không dám nói thì đáng “tám” quá đi chứ. Hiện tại, báo đã “tám” khá tốt các vấn đề dân sinh rồi, thì nên chăng tiếp tục cho ra đời “tám” văn nghệ - nói nhiều hơn, sâu hơn, đời thường hơn, đi vào những ngóc ngách của đời sống văn hóa nước nhà. Trong đó, nghệ thuật truyền thống vẫn luôn rất cần sự đồng hành của báo chí từ chuyện nghệ thuật đỉnh cao đến “bếp núc hậu trường”, từ sinh kế đến đời sống tâm hồn của người nghệ sĩ…”.
Cầu nối bạn đọc với nghệ thuật truyền thống
* NSƯT Ngọc Dung: “Tôi nhớ vào tháng 4/2020, Báo Phụ Nữ TP.HCM đã tổ chức đến thăm và tặng quà cho mình ngay thời điểm thành phố triển khai các biện pháp chống dịch. Không ngờ có cả NSND Kim Cương và NSND Bạch Tuyết cùng đi. Nhà không đủ ghế lại đảm bảo giãn cách nên chỉ có thể tiếp vài người, các phóng viên phải đứng ở ngoài tác nghiệp. Điều này khiến tôi rất xúc động. Không chỉ hỗ trợ thông tin, báo còn quan tâm cụ thể đời sống nghệ sĩ lớn tuổi trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn nên càng thêm ý nghĩa.
Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng cần sự đồng hành của báo chí, nhưng với mỗi bài viết về hát bội hôm nay, thì tôi luôn muốn cám ơn các nhà báo. Thế hệ chúng tôi luôn lo lắng về việc thiếu hụt thế hệ kế thừa, nhưng gần đây đã thấy tín hiệu vui khi chứng kiến một lớp nghệ sĩ trưởng thành sau hơn 20 năm rèn luyện, và xuất hiện thêm những gương mặt mới. Đáng mừng hơn là trên bước đường đó, hát bội luôn có sự quan tâm sâu sát của Báo Phụ Nữ TP.HCM”.
* NSƯT Ca Lê Hồng: “Báo Phụ Nữ TP.HCM đã làm tốt vai trò truyền thông ở lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, nhưng cần quan tâm nâng cao tính chất lý luận phê bình báo chí. Hiện nay, các bài viết phần lớn vẫn ở góc nhìn một khán giả đặc biệt, có nhiều kiến thức, nhiều thông tin, do có điều kiện tiếp xúc với người làm nghề, hơn là những bài viết có tính định hướng, dự báo, cảnh báo cũng như gợi mở giải pháp cho nhiều vấn đề của nghệ thuật truyền thống hiện nay…”.
* Nghệ sĩ Nguyễn Minh Trường: “Ở góc độ cá nhân, tôi mong muốn Báo Phụ Nữ TP.HCM đa dạng thông tin, đa chiều góc nhìn hơn nữa để phản ánh toàn diện tình hình sân khấu hiện tại. Báo cần thêm nữa những thông tin về đời sống tác phẩm, hoạt động hậu trường, thành quả của người làm nghề hôm nay, dự báo sắp tới… Như từ sau tết đến nay, sân khấu cải lương rất khởi sắc, khán giả đến rất đông ở Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang lẫn các đơn vị xã hội hóa như Bình Tinh, Vũ Luân, Chí Linh - Vân Hà… Những thông tin tích cực này cần được làm đậm thêm để gợi hứng khởi cho người đọc, từ đó tạo hứng thú cho họ quan tâm và đến xem…”.
Đông A (thực hiện)
Chia sẻ bài viết: |
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.
Nhiều cây bút còn ở độ tuổi hoa niên đã và đang góp phần vẽ nên những gam màu tươi sáng cho văn đàn trẻ.
Festival đã trở thành mối quan tâm chung của người Huế, từ thành phố đến nông thôn, miền núi, từ học sinh, sinh viên đến các tiểu thương…