Tiếng lóc cóc rộn ràng xóm mõ

18/01/2020 - 10:37

PNO - Cư dân khu xóm nhỏ trên vùng đồi Dương Xuân Hạ, thuộc tổ 11, khu vực 6, phường Thủy Xuân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế có một nghề độc nhất vô nhị ở xứ thần kinh, đó là nghề làm mõ gỗ mít, dùng cho những người theo đạo Phật tụng kinh. Những ngày giáp tết, không khí lao động ở xóm mõ càng khẩn trương, rộn ràng hơn.

 

Anh Phạm Ngọc Phúc - 30 tuổi, cháu nội cụ Dư, có gần 20 năm theo nghề - cho biết, nghề đục mõ ở Thủy Xuân chẳng biết có tự bao giờ. Riêng ở nhà anh, ông nội làm nghề rồi truyền lại cho cha, cha truyền nghề lại cho ba anh em Phúc. “Nghề này ít khi truyền ra ngoài, mà có truyền, cũng ít người học được vì khó” - anh Phúc tâm sự
Anh Phạm Ngọc Phúc - 30 tuổi, cháu nội cụ Dư, có gần 20 năm theo nghề - cho biết, nghề đục mõ ở Thủy Xuân chẳng biết có tự bao giờ. Riêng ở nhà anh, ông nội làm nghề rồi truyền lại cho cha, cha truyền nghề lại cho ba anh em Phúc. “Nghề này ít khi truyền ra ngoài, mà có truyền, cũng ít người học được vì khó” - anh Phúc tâm sự.

 

Để làm được một chiếc mõ có dáng đẹp và âm hay, người thợ phải qua rất nhiều công đoạn: chọn gỗ, đục thô tạo dáng, chạm trổ, sấy, sơn... và quan trọng nhất là khâu đục bầu âm (hộp cộng hưởng âm). Nghệ nhân hơn nhau ở khâu đục bầu này
Để làm được một chiếc mõ có dáng đẹp và âm hay, người thợ phải qua rất nhiều công đoạn: chọn gỗ, đục thô tạo dáng, chạm trổ, sấy, sơn... và quan trọng nhất là khâu đục bầu âm (hộp cộng hưởng âm). Nghệ nhân hơn nhau ở khâu đục bầu này.

 

Mõ có nhiều kích cỡ khác nhau tùy yêu cầu của khách hàng. Cái nhỏ nhất có đường kính 10cm; cái lớn nhất khoảng 1m. Để làm được loại mõ lớn này, phải dùng gỗ của cây mít hơn 200 tuổi
Mõ có nhiều kích cỡ khác nhau tùy yêu cầu của khách hàng. Cái nhỏ nhất có đường kính 10cm; cái lớn nhất khoảng 1m. Để làm được loại mõ lớn này, phải dùng gỗ của cây mít hơn 200 tuổi.

 

Một người thợ giỏi ở gia đình anh Phúc phải làm mõ loại lớn này trong nhiều tháng mới xong. Hoa văn của mõ Huế thường là cá hóa rồng, dây lá, thư pháp...
Một người thợ giỏi ở gia đình anh Phúc phải làm mõ loại lớn này trong nhiều tháng mới xong. Hoa văn của mõ Huế thường là cá hóa rồng, dây lá, thư pháp...

 

Những chiếc mõ do người dân khu vực 6 làm ra không chỉ có mặt ở những ngôi chùa lớn, nhỏ ở Huế như Từ Đàm, Từ Hiếu, Linh Mụ, Tường Vân, mà còn ra Bắc, vào Nam, thậm chí xuất sang các nước như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Canada…
Những chiếc mõ do người dân khu vực 6 làm ra không chỉ có mặt ở những ngôi chùa lớn, nhỏ ở Huế như Từ Đàm, Từ Hiếu, Linh Mụ, Tường Vân, mà còn ra Bắc, vào Nam, thậm chí xuất sang các nước như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Canada…

 

Nếu đục chưa tới, thành mõ sẽ dày, khi gõ sẽ không thành tiếng; nếu mỏng quá, tiếng sẽ lộp bộp, nghe rất chướng tai
Nếu đục chưa tới, thành mõ sẽ dày, khi gõ sẽ không thành tiếng; nếu mỏng quá, tiếng sẽ lộp bộp, nghe rất chướng tai

 

“Mõ là một trong những vật dụng quan trọng của nhà chùa và người theo đạo Phật. Nó mang cái gì đó linh thiêng nên với mỗi cái mõ, mình phải làm bằng tất cả tấm lòng, sao cho tốt nhất, hay nhất” - anh Phúc chia sẻ
“Mõ là một trong những vật dụng quan trọng của nhà chùa và người theo đạo Phật. Nó mang cái gì đó linh thiêng nên với mỗi cái mõ, mình phải làm bằng tất cả tấm lòng, sao cho tốt nhất, hay nhất” - anh Phúc chia sẻ.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI