Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng: Thầy cô là lực lượng giải quyết "chiến trường giáo dục"

17/02/2016 - 08:04

PNO - Giáo viên là lực lượng bộ binh của ngành GD- ĐT, giáo viên mà không ra tay “giải quyết chiến trường”...

“Chất lượng nguồn nhân lực kém cỏi; đạo đức xã hội đang xuống cấp, thậm chí là đang khủng hoảng; tất cả những biểu hiện ấy đều xuất phát từ những “sản phẩm” của nhà trường. Để giải quyết “chiến trường” giáo dục nhằm thực thi việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) theo Nghị quyết 29 của Đảng, đội ngũ thầy cô chính là các chiến sĩ trên tuyến đầu. Các thầy cô mà không ra tay “giải quyết chiến trường” thì công cuộc đổi mới với bao tham vọng lớn lao rồi sẽ chỉ nằm trên giấy…”. Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng - thành viên Hội đồng khoa học TP, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã thẳng thắn trao đổi với báo Phụ Nữ trong câu chuyện đầu năm.

Tien si Ho Thieu Hung: Thay co la luc luong giai quyet
Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng - thành viên Hội đồng khoa học TP, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

* Nói chuyện về giáo dục, nếu được chọn một vấn đề nào đó để khơi nguồn, ông sẽ nói chuyện gì?

- Chuyện phải bàn về giáo dục thì vô số, nhưng đầu năm tôi chỉ muốn bàn về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam (VN) khi hội nhập sâu vào thế giới. Hàng hóa VN, nhân lực của VN khi đó được cọ xát, cạnh tranh với hàng hóa và nhân lực các nước. Và khi đó, ưu khuyết điểm của nguồn nhân lực VN sẽ bộc lộ hết.

Những điều chúng ta thường tự khen tặng cho mình như thông minh, cần cù, ham học… sẽ được chứng minh hoặc bác bỏ. GD-ĐT chúng ta cũng hay tự khen về thành tích thi học sinh giỏi. Nhưng đó là nguồn nhân lực đặc biệt được huấn luyện “đặc biệt” với thầy giỏi, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, với mục tiêu giành giải thưởng. So với tổng thể nguồn nhân lực, con số trên chỉ là vài phần triệu, không thể đại diện cho nhân lực VN được.

Do vậy, tự hào về thành tích và phẩm chất của số rất nhỏ những người này vẫn không thể che lấp nỗi lo về những thiếu sót, yếu kém của số đông người lao động. Mà xét về số đông thì ai cũng biết người Việt chúng ta xếp cuối bảng về năng suất lao động nhưng về… tiêu thụ bia thì luôn xếp hàng đầu!

* Thưa tiến sĩ , nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực VN “bết bát” như vậy?

- Có rất nhiều nguyên nhân trong và ngoài giáo dục. Xét nguyên nhân trong giáo dục thôi thì phải công nhận một thực tế là tuyệt đại đa số người trong tuổi lao động ở VN từ 60 tuổi trở xuống là sản phẩm của nền giáo dục. Đành rằng sản xuất hàng loạt thì thế nào cũng có phế phẩm, nhưng giải thích thế nào khi số phế phẩm này lại khá phổ biến.

Chỉ cọ quẹt xe trên đường cũng dẫn tới cự cãi rồi xô xát, thậm chí là xảy ra án mạng; làm việc thì nói hay, làm dở, chỉ lo “xoay xở”; vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (gọi đúng tên là ăn cắp) thì nhan nhản… Tất cả những biểu hiện xấu xa trên đều xuất phát từ những người vốn là sản phẩm của nhà trường.

* Thưa, có thể lập luận theo chiều hướng ngược lại, rằng, nhà trường không hề dạy những điều xấu ấy cho trẻ em?

- Đúng là như vậy. Nhưng lỗi của nhà trường là ở chỗ…“nhắm mắt” trước các hiện tượng ấy. Có một câu chuyện xảy ra với đứa trẻ tám tuổi học lớp 3 như sau: cô giáo một hôm phát hiện trong cặp con gái mình hơn 300 ngàn đồng. Cha mẹ không mất tiền, cũng không cho con đem tiền theo khi đi học. Hỏi bé thì bé nói tiền này là của bé làm ra, không ăn cắp của ai, không có ai cho, cũng không mượn của ai.

Hỏi vậy làm sao con làm ra số tiền lớn thế thì bé hồn nhiên giải thích: “Con làm lớp trưởng, cô giao cho con cuốn sổ ghi tên các bạn vi phạm nội quy nhà trường; bạn nào vi phạm nội quy mà muốn không bị ghi tên thì nộp cho con mười ngàn đồng”. Rõ ràng bé nhiễm tính xấu này không từ nhà trường hay gia đình mà là từ xã hội, bé học theo một cách tự nhiên điều mà bé thấy đầy rẫy trong đời. Trong lớp chưa bao giờ cô giáo đem hiện tượng xấu phổ biến này ra phân tích, ngăn chặn các bé bắt chước…

Thử hình dung khi hội nhập sâu rộng với thế giới mà người Việt chúng ta cứ đem theo những tính xấu này thì sớm muộn gì cũng bị mất tín nhiệm, bị thua cuộc và bị loại trừ khỏi thế giới văn minh.

* Vậy theo ông, liệu có còn “thuốc” chữa cho “căn bệnh” nói trên?

- Trong các quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT thuộc Nghị quyết 29 có một quan điểm rất chí lý là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI