Tiệm tạp hóa bà Nghiên

20/09/2023 - 17:48

PNO - Bà Nghiên nay đã 102 tuổi. Bà vẫn nghiền bột cho trẻ em, lúc rảnh rỗi bà ngồi khâu quạt giấy. Quạt của bà đường chỉ đều tay, rất khéo.

Tiệm tạp hóa nép mình bên ngã tư đường làng (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Ngày tôi còn nhỏ xíu, chừng lên 5, lên 6 tuổi. Tôi cùng với mấy đứa bạn trong xóm hay chơi tha thẩn quanh tiệm.

Bà Nghiên dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt hiền từ, tai bà đeo đôi khuyên bạc. Tiệm của bà chỉ có 1 chiếc tủ kính. 4 chân tủ được kê trên 4 cái chén đựng nước, để bảo vệ chân tủ khỏi mối mọt, kiến. Tiệm bán rất nhiều thứ lặt vặt: kim chỉ, dây thun, trà, thuốc lá… Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thường chú ý trong tủ kính của bà những loại kẹo: kẹo mè, kẹo đầu tây, kẹo gôm, kẹo dồi…

Kẹo mè hình bầu dục, nhỏ bằng ngón tay cái người lớn, màu trắng đục, xung quanh được rắc hạt mè phủ kín. Kẹo đầu tây có hình như chiếc mũ cối, màu hơi vàng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn mát mát. Kẹo gôm nhỏ xíu, hình vuông, mềm như cục gôm, màu đỏ đậm, xung quanh phết những hạt đường trăng trắng. Kẹo gôm nhỏ nên rẻ nhất. Tờ tiền 100 đồng nhỏ màu xanh hồi thập niên 1990 mua được 4 cái kẹo gôm. Kẹo dồi màu trắng bọc bên trong nhân đậu phộng pha đường, y hệt như miếng dồi heo. Kẹo dồi cứng lắm, ăn phải ngậm cho mạch nha tan dần chứ không nhai được.

Tiệm tạp hóa của bà Nghiên từ năm 1991, giờ vẫn còn, do cháu nội của bà đứng bán
Tiệm tạp hóa của bà Nghiên từ năm 1991, giờ vẫn còn, do cháu nội của bà đứng bán

Tôi ở với ông bà ngoại. Cuối tuần mẹ đi công tác về, cho tôi mấy đồng tiền lẻ. Tôi kéo lũ bạn chạy ra tiệm bà Nghiên mua mỗi loại kẹo 100 đồng. Bà Nghiên trao kẹo rồi mỉm cười, cất tiền vào lon sắt. Lũ bạn chìa bàn tay nhỏ xíu ra xin: “Na cho tớ 1 cái, chiều tớ cho Na vào nhà tớ chơi”. Ừ thì cho mỗi đứa 1 cái, nhưng đứa nào làm thất ý là đòi lại đấy!

Kẹo cao su bọn tôi ăn tiết kiệm lắm. Đầu tiên là hít hà mùi thơm từ chiếc kẹo, tôi bấu cho mỗi đứa 1 mẩu nhỏ xíu, cho vào miệng, nghe vị ngọt tan dần nơi đầu lưỡi. Giá mà thời gian và cuộc đời cũng được tiết kiệm như chiếc kẹo cao su ấy, chắc hẳn tuổi thơ của chúng ta sẽ dài ra. Niềm hạnh phúc trẻ con vẫn ngọt ngào còn đó, chẳng vội qua mau.

Tiệm bà Nghiên còn bán cả dầu lửa và rượu. Hồi đấy, làng quê vẫn nghèo, lúc nào cần ánh sáng rõ, mọi người mới bật đèn. Bà có cái gáo bằng tre có tay cầm. Cái gáo múc vừa đủ 1 cút dầu lửa. Tôi cũng không biết 1 cút là đơn vị đo lường như thế nào, nhưng chắc đó là đơn vị nhỏ nhất, bằng nửa cái chén ăn cơm nếu đổ dầu ra. Ông tôi hay sai tôi đi mua rượu mỗi khi đến bữa ăn.

Ông bảo: “Na, chạy ù ra quán bà Nghiên mua cho ông cút rượu”. Nói rồi, ông đưa cho tôi cái chai thủy tinh nhỏ xíu và 500 đồng. Tôi chân trần, đội nón chạy ngược ra ngã tư, rẽ vào tiệm bà Nghiên. Bà Nghiên lấy cái gáo bằng tre, đút vừa miệng can rượu lớn, múc ra thứ rượu sóng sánh, thơm thơm mùi men ủ. 1 cút rượu làm cho ông ửng đỏ làn da rồi cười khà khà bên mâm cơm gia đình chỉ có canh rau với cà pháo muối.

Ông cạo cơm cháy làm mồi nhắm. Cơm cháy nấu bằng nồi gang giòn rụm, thơm phức; tôi thấy thèm nên cũng xin ông 1 mẩu nhỏ. Ông bảo: “Răng Na khỏe nên nhai nghe ngon quá”. Tôi nhớ như in những ký ức đó cho tới tận bây giờ. 

Bà Nghiên năm nay đã 102 tuổi. Bà vẫn khỏe, lúc rảnh vẫn thường ngồi khâu quạt giấy
Bà Nghiên năm nay đã 102 tuổi. Bà vẫn khỏe, lúc rảnh vẫn thường ngồi khâu quạt giấy

Lũ trẻ chúng tôi thân thiết với bà Nghiên. Bà bận bán hàng nên ít kể chuyện cho chúng tôi nghe, nhưng bà thương mấy đứa nhỏ thèm kẹo ngọt, thỉnh thoảng bà hay dúi cho chúng tôi mẩu bánh tráng vỡ. Những lúc hạnh phúc như thế, bọn chúng tôi lại ngồi chia nhau ăn. Nghe vị ngon, béo ngậy tan trong miệng, nghe tuổi thơ thổn thức dư vị ngọt ngào, ấm áp. Bất kể đó là mùa nào trong năm, chẳng có lạnh giá hay nóng bức, chỉ có tình thương như miền cổ tích trào dâng nơi đáy tim.

Bà Nghiên nay đã 102 tuổi. Gia đình bà vừa làm tiệc chúc thọ, mừng bà trăm tuổi. Bà vẫn nghiền bột cho trẻ em, lúc rảnh rỗi bà ngồi khâu quạt giấy. Quạt của bà đường chỉ đều tay, rất khéo. Mỗi lúc gặp bà, tôi cảm giác bồi hồi, như gặp lại tuổi thơ ngày ấy. 

Thanh Nga

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.