Tích hợp Lịch sử là đi ngược với thế giới

19/11/2015 - 07:07

PNO - Việc tích hợp môn Lịch sử như một phân môn trong môn học mới Công dân với Tổ quốc có thể dẫn đến nhiều bất cập, GS Trần Thị Vinh nói.

Chiều ngày 18/11, PV Báo Phụ nữ TP HCM đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Trần Thị Vinh (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) để hiểu rõ hơn về đề xuất tích hợp môn Lịch sử trong dự thảo "Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể" gây tranh cãi trong thời gian qua.

Tich hop Lich su la di nguoc voi the gioi
GS.TS Trần Thị Vinh, Khoa Lịch sử, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 (Ảnh: Tuổi trẻ).

PV: Thưa bà, tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 16/11, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có những phân trần về việc tích hợp môn Lịch sử gây xôn xao dư luận vừa qua. Theo đó, Bộ trưởng khẳng định rằng nếu tích hợp, môn Lịch sử không hề bị coi nhẹ, thậm chí còn được coi trọng hơn so với hiện hành. Trước đó, trong buổi hội thảo diễn ra ngày 15/11 phía Bộ GD cho rằng, mọi người đã hiểu nhầm khái niệm?

Như vậy, từ hội thảo cho đến trả lời chất vấn Quốc hội, phản ứng của Bộ Giáo dục dường như vẫn rất kiên định, bà bình luận như thế nào về điều này?

GS. Trần Thị Vinh: - Quan điểm của tôi là không đồng tình với đề xuất tích hợp môn Lịch sử như một phân môn trong môn học mới Công dân với Tổ quốc. Tôi cho rằng, đây không phải là tích hợp với đúng nghĩa của nó, mà là sự lắp ghép môn Lịch sử vào hai môn học khác (Giáo dục Đạo đức Công dân, Giáo dục Quốc phòng – An ninh).

Đây là những môn học có định hướng khoa học, phương pháp dạy học khác nhau. Cách lắp ghép này không có tính khả thi và chưa có một nước nào trên thế giới thực hiện tích hợp như thế cả. Với cách lắp ghép như vậy, Lịch sử lại bị xé nhỏ, học sinh chỉ thấy được “những mảnh vỡ của lịch sử” mà không thấy được tính hệ thống, tính logic của lịch sử - vốn là điều quan trọng nhất của môn Lịch sử.

PV: - Trong phát biểu của mình, tư lệnh ngành Giáo dục cũng giải thích rằng, việc tích hợp môn Lịch sử để tránh trùng lặp kiến thức với những môn học khác, quan điểm của bà thế nào?

GS. Trần Thị Vinh: - Nếu nói tích hợp môn Lịch sử để tránh trùng lặp thì hoàn toàn không có cơ sở. Bởi vì môn GDCD và GDQP có thể sử dụng kiến thức môn Lịch sử để phục vụ cho mục tiêu đào tạo của mình. Còn trên thực tế, tôi không thấy có sự trùng lặp.

Mục tiêu quan trọng nhất của môn Lịch sử là giúp cho học sinh thông hiểu những tri thức lịch sử cốt lõi có hệ thống về toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, xây dựng cho học sinh kỹ năng tư duy lịch sử.

Đối tượng của môn Lịch sử bao gồm toàn bộ tiến trình phát triển của nhân loại, của khu vực, của dân tộc trải qua các thời đại lịch sử trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lịch sử dân tộc không chỉ có  đấu tranh chống ngoại xâm, mà còn là lịch sử kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử của những  nền văn minh rực rỡ như văn minh Đại Việt. Lịch sử cần được học một cách có hệ thống, khi nó bị xé nhỏ ra thì trên thực tế người ta sẽ không thể nhận thức được dòng chảy liên tục của Lịch sử.

PV: - Bà có nói về việc trên thế giới chưa có tiền lệ về việc tích hợp môn Lịch sử. Bà có thể phân tích kỹ hơn về việc trên thế giới người ta dạy - học lịch sử như thế nào không, thưa bà?

GS. Trần Thị Vinh: - Trên thế giới, từ những nền giáo dục phát triển như Mỹ, Canada đến những nền giáo dục gần gũi với chúng ta trong khu vực Đông Nam Á, môn Sử được tích hợp ở cấp dưới (Tiểu học) dưới dạng những câu chuyện lịch sử, cách tiếp cận này hoàn toàn là phù hợp và tôi hoàn toàn ủng hộ với ý kiến này. Tuy nhiên khi lên THCS, THPT thì môn Lịch sử được tách ra thành môn học độc lập và là môn học bắt buộc.

Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục, môn Lịch sử lại được tích hợp cùng với GD đạo đức, GD An ninh Quốc phòng trong môn học 3 trong 1: Công dân với tổ quốc. Cách làm như vậy không phù hợp với xu thế chung của thế giới, đồng thời cũng đi ngược lại với chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục do Bộ GD&ĐT đặt ra là tích hợp ở các cấp dưới và phân hóa mạnh ở cấp học trên.

PV: Việc tích hợp Lịch sử trong dự thảo mới đây của Bộ GD so với cách thế giới đã làm trong việc dạy và học môn Lịch sử rất khác. Điều đó có đặt ra những nguy cơ và có thể dẫn đến điều gì, thưa bà?

GS. Trần Thị Vinh: - Như tôi đã nói ở trên, việc tích hợp môn Lịch sử như một phân môn trong môn học mới Công dân với TQ có 3 điểm bất cập:

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI