Thương sao ánh trăng quê nhà

28/09/2023 - 19:12

PNO - Trăng theo tôi từ làng ra phố. Những mưu sinh tất tả khiến tôi quên đếm tuổi để biết hôm nao trăng non, đêm nao trăng già. Để rồi, có những ngày tôi nhớ quay quắt ánh trăng đêm của quê nhà.

Người ở thị thành ít khi nhắc nhớ về trăng. Có lẽ vì bởi sự lô xô phố xá của những tòa nhà chọc trời đã che lấp ánh trăng chiếu rọi. Hoặc giả, là do con người ta ngược xuôi quá, bận rộn quá, phố lại quá đông người, hẻm này cắt hẻm kia. Phố chật chội, tầm nhìn bị che khuất, nhiều khi ngước nhìn lên chẳng thấy rõ bầu trời đâu, chỉ thấy những tổ hợp cục nóng - lạnh của các tòa nhà.

Có lần tôi hỏi bạn, có biết vài hôm nữa đến rằm không? Cô bạn cười, rằm ở thành phố thì có khác ngày thường. Bởi ánh điện lúc nào cũng sáng choang. Rằm ở thành phố không có giống miền quê. Không có sự thảnh thơi và dày đặc của màn đêm, thì làm sao ánh trăng kia đủ sức tỏa rạng. Bởi trên đời bao giờ cũng vậy, phải có thứ đối lập mới làm rạng rỡ và tôn vinh được giá trị của những giá trị ngỡ vô hình. Trăng sẽ sáng hơn khi màn đêm xuống. Hoa sẽ đẹp hơn khi nở giữa cỏ dại um tùm. Đóa quỳnh sẽ rực rỡ và thơm ngát trong đêm khi muôn vạn bông hoa thắm sắc say ngủ đợi đón ánh mặt trời.

Trong ký ức tuổi thơ, đêm rằm trung thu luôn thật đẹp và đầy ắp kỷ niệm. Ảnh minh họa
Trong ký ức tuổi thơ, đêm rằm trung thu luôn thật đẹp và đầy ắp kỷ niệm (Ảnh minh họa)

Tôi nhớ mùa trăng trong ký ức của những ngày xa lắc. Nhớ những trò hồn nhiên trốn tìm, chơi u cướp cờ hoặc những khi đến rằm tháng Tám lại í ới nhau gọi nhau tản bộ dạo chơi cuối xóm, cùng làng. Nhớ những trò vui chỉ xuất hiện khi trăng rằm để rồi tiếc nuối mỗi khi trăng tàn hay từng tờ lịch được gỡ để lật sang ngày mới.

Trăng ở quê đẹp lắm. Cái đẹp của sự vời vợi và rộng thoáng giữa thiên nhiên bao la. Có khi tôi nhìn thấy trăng treo trên lá, trên hoa, trên những tán cây hay soi lồng lộng xuống từng ruộng lúa.

Tôi không thể quên những hôm rằm gánh lúa đêm trăng với hình ảnh những chàng trai cô gái đang trong độ tuổi xuân thì chòng ghẹo nhau, xao động những hạt lúa vàng.

Trăng theo tôi từ làng ra phố. Những mưu sinh tất tả khiến tôi quên đếm tuổi để biết hôm nao trăng non, đêm nao trăng già. Để rồi, có những ngày tôi nhớ quay quắt ánh trăng đêm của quê nhà.

Trăng không còn đẹp hay không còn tròn? Có đôi lần tôi bất giác tự hỏi mình như vậy và bật cười khi biết rằng trăng ở nơi nào chẳng vậy. Chỉ có lòng mình xa quê và dịu vợi, chốn bon chen cố tìm kiếm một ánh trăng ấp ủ cho tâm hồn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Da diết nhớ những chiếc lồng đèn

Trung thu thị thành không quá khó để tìm được một chiếc lồng đèn cho các con, cháu nhỏ trong nhà. Nó dễ đến mức nhiều khi bước ra đầu hẻm hoặc men qua vài góc phố, là có thể tìm được chỗ bán. Cả những chiếc bánh Trung thu trong mùa trăng cũng vậy. Ai cũng có thể tìm được cho mình một bộ đôi Trung thu: lồng đèn - bánh nướng thật dễ dàng, có khi thấy thừa mứa.

Nhưng mà lạ quá, sao trong tôi không thấy những chiếc đèn lồng xanh đỏ, bằng nhựa hay xài pin phát ra các bài nhạc inh ỏi hay vui tai kia là đẹp. Tôi nhớ những chiếc đèn lồng ngày xưa tự làm bằng trúc hoặc tre, dán giấy màu hoặc bóng kiếng xanh, đỏ. Này là ông sao, con tàu, chú thỏ. Này là con bướm hoặc công phu hơn là lồng đèn kéo quân ngồ ngộ khiến cả đám nhỏ chụm đầu lại xem đám quân xoay quanh trục mỗi khi thắp sáng, lạ kỳ.

Trung thu thành thị hôm nay. Ảnh minh họa: Lê Diễm
Trung thu thành thị hôm nay - Ảnh minh họa: Lê Diễm

Tôi nhớ những ngày này thuở xa xưa, tôi cùng các anh chị và ba má xúm nhau lại làm những chiếc lồng đèn ông sao to thật to, điểm trang bằng những cái tua rua bằng giấy màu treo lủng lẳng ở 5 góc. Lồng đèn ông sao thì có vòng tròn kim tuyến bao bọc ở phía ngoài. Lồng đèn chiếc tàu thì giăng mắc những dây cờ tam giác xanh, đỏ, muôn vạn sắc màu.

Những năm nào nhà kinh tế khó khăn, ba má không chủ trương làm lồng đèn to bự cho cả nhà đón trăng rằm thì anh em chúng tôi lại cùng nhau gom góp các hộp lon sữa bò. Chúng tôi làm ra những chiếc xe lồng đèn ông Thọ bằng những hộp lon sữa đã dùng hết, kết hợp với căm xe và cán tre làm tay đẩy cho chiếc xe di chuyển ở trên đường. Tưởng đơn giản vậy thôi nhưng những chiếc xe lồng đèn bằng lon sữa bò đẹp hay không là nhờ sự khéo léo của người làm.

Chiếc căm xe sẽ được dùng để xuyên qua 2 đầu hộp sữa bò làm trục, một đầu căm gắn với tre để cố định khi di chuyển, một đầu còn lại uốn cong lên để xuyên tâm chiếc lon thứ 2 được đặt ở bên trên. Lon sữa bò đặt ở trên sẽ được cắt đi một mặt đáy, trên hông sẽ được đục lỗ để có thể thắp nến ở bên trong, khi đẩy xe đi phần lon phía trên sẽ ma sát với hộp lon phía dưới và xoay tròn tạo ra những vầng sáng lạ mắt, diệu kỳ.

Có những người chị, người anh khéo tay, họ sẽ làm những chiếc lồng đèn bằng lon sữa bò với nhiều tầng lon sắp đều bên trên, khiến tôi và bao người thán phục.

Chiếc lồng đèn làm từ lon sữa láp lánh trong ký ức bao người (Ảnh minh hoạ)
Chiếc lồng đèn làm từ lon sữa lấp lánh trong ký ức bao người (Ảnh minh hoạ)

Với các bé gái con nhà nghèo hoặc khi ba má bận công việc đồng áng không làm kịp lồng đèn tre dán giấy bóng kiếng, những chiếc lồng đèn xách tay làm bằng vỏ lon bia cũng khiến tuổi thơ chúng tôi lung linh rực rỡ.

Đó là những chiếc đèn lồng có quai làm bằng kẽm và cột dây ở phía trên, bên dưới phần hông của lon bia sẽ được dùng dao hoặc kéo rạch theo chiều dọc, cho nhún xuống, đơn giản vậy thôi, nhưng mà đẹp.

Một chiếc bánh mùa trăng tháng 8 không thể thiếu. Ảnh minh họa
Một chiếc bánh không thể thiếu trong mùa trung thu (Ảnh minh họa)

Ký ức mùa trăng Trung thu của chúng tôi không chỉ có bấy nhiêu. Chúng tôi còn có cả những đêm trăng tròn quây quần bên người thân gia đình, để chờ sau cuộc cúng cỗ trăng sẽ được phân phát bánh kẹo hoặc các món ngọt như xôi chè. Thời đó được ăn một góc bánh bánh Trung thu chia năm xẻ bảy là cũng đủ vui, vì không phải mùa nào, hay thời điểm nào cũng có thể dễ dàng tìm mua được những chiếc bánh chỉ bán theo mùa.

Lại một mùa trăng tròn. Tôi dạo bước giữa ngược xuôi giữa thị thành, bất giác lại nhớ thương hình bóng của những mùa Trung thu năm cũ, nơi quê nhà.

Trương Quốc Phong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.