Thương cho trót

24/06/2013 - 16:26

PNO - PN - Chị chồng tôi có ba đứa con: hai trai một gái. Cuộc sống ở quê khó khăn, việc học hành chẳng mấy được quan tâm, nên các con chị đều chưa học hết cấp II. 17, 18 tuổi, các cháu được cho đi học nghề, hoặc tìm kiếm việc làm....

Cháu lễ phép, chững chạc như một người đàn ông thật sự. Tôi nghĩ, có thêm người anh, hai cô con gái của tôi cũng sẽ rất vui. Tuần đầu tiên, tôi chia sẻ mọi điều, vì nghĩ cháu “lạ nước lạ cái”, tôi muốn tạo cảm giác thân thiện để cháu bớt nhớ nhà, và hoàn toàn yên tâm khi được sống trong tình thương yêu của cậu mợ. Nhưng bước sang tuần lễ thứ hai, đứa cháu bắt đầu thay đổi. Có lẽ vì hết bỡ ngỡ, vì không cần thiết phải giữ kẽ, cháu sống rất thật, vẫn giữ thói quen như cách sinh hoạt ở nhà. Chẳng hạn, khi ăn cơm thì ngồi chồm hổm trên ghế, thường xuyên chọc phá các em; không ngăn nắp, gọn gàng; hay lục soát mọi thứ trong nhà một cách tùy tiện; không mời người lớn ăn cơm, thậm chí khi trên bàn ăn chưa có đũa, cháu đã nhanh nhảu lấy đũa cho riêng mình và tự nhiên ăn trước khi mọi người ngồi vào bàn.

Thái độ của cháu, ngay cả hai con gái nhỏ của tôi cũng phải ngạc nhiên và tỏ ra không hài lòng. Có lẽ một tuần được chiều chuộng, đứa cháu sinh tật ỷ lại. Cũng có thể vì cháu không quan tâm nhiều, không được giáo dục về những kỹ năng sinh hoạt gia đình... Tôi sợ cách sống của cháu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các con tôi, nhưng không vì thế mà tôi có ý định từ chối sự nhờ vả của người chị chồng. Tôi nghĩ, một khi đã đồng ý giúp anh chị cưu mang cháu, chúng tôi phải có trách nhiệm dạy dỗ cháu.

Thuong cho trot

Đã thương thì thương cho trót, nên tôi quyết “cải tạo” cháu. Các con tôi còn nhỏ, những khi không hài lòng về người anh họ, chúng tỏ ra bỗ bã, thiếu kiềm chế, nhưng tôi tuyệt đối cấm kỵ. Là phụ nữ, tôi biết cách bày vẽ mà không làm cháu tổn thương. Có những điều tôi không dám nói với chồng, vì biết anh ấy nóng tính, sẽ “bể” việc. Được cái, thằng cháu cũng dễ dạy, biết tiếp thu, chỉ tại bố mẹ cháu chưa tận tình, thiếu kiên quyết với con cái. Tôi không ngại chỉ ra những điều không hài lòng từ cách biểu hiện của cháu. Tôi bảo cháu rằng: mình đâu chỉ sống mãi với bố mẹ, người thân, mà còn sống và làm việc ngoài xã hội, với bạn bè, đồng nghiệp, cần phải có sự giao tiếp khéo léo, thông minh, lịch thiệp. Khi có được những kỹ năng cần thiết ấy, đi đến đâu cũng sẽ tự tin, không làm phiền lòng mọi người.

Cháu đã có những thay đổi tích cực sau gần hai tháng bị “đưa vào tầm ngắm”. Giờ đây, cháu đã trở thành một thanh niên biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người, cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, giao tiếp lịch thiệp hơn, và tỏ ra nhạy bén trong nhiều tình huống.

 Khánh Thi

Từ khóa Thương cho trót
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI