Thuốc đấu thầu cao giá: Sở Y tế 'tố' BHXH gây hoang mang, hiểu làm

19/07/2017 - 12:26

PNO - Sở Y tế Bình Định phản hồi, giá thuốc trúng thầu cao 10%-40% so với các địa phương khác nhưng vẫn đúng quy trình, mức giá này không cao hơn giá kê khai của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

Đồng thời, Sở Y tế tỉnh này cho rằng việc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh so sánh giá thuốc khập khiểng gây hoang mang, hiểu lầm đối với quá trình đấu thầu thuốc của ngành y  tế địa phương. Phía BHXH tỉnh Bình Định phản pháo rằng, BHXH tỉnh đề nghị thương lượng giảm giá thuốc là yêu cầu “trong sáng”, không có chuyện đấu tố ở đơn vị.

Giá thuốc cao bất thường đến 40%... vẫn đúng quy trình

Ngày 26/6/2017, BHXH tỉnh Bình Định có công văn gởi Sở Y tế về việc thương lượng với các nhà thầu có giá thuốc trúng thầu tại Đơn vị mua thuốc tập trung tỉnh Bình Định cao hơn giá thuốc trúng thầu tại tỉnh Bình Định, kèm theo danh mục 126 loại thuốc.

Thuoc dau thau cao gia: So Y te 'to' BHXH gay hoang mang, hieu lam
Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định Phạm Mai cho rằng ý kiến của Sở Y tế là sai.

Trong danh mục ghi rõ, thuốc Salbutamol dạng hộp 100 viên nén, do công ty CP Dược phẩm Minh Dân sản xuất và trúng thầu, cao hơn giá tháng 1/2017 chính tại Bình Định 117,78%; thuốc Lafaxor 75mg hộp 30 viên nang cứng do công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú sản xuất, Liên danh Cty CP Gon Sa - Đạt Vi Phú trúng thầu, cao hơn giá so sánh tháng 7/2016 ở Bà Rịa - Vũng Tàu 59,57%; thuốc Emanera 20mg hộp 28 viên nang cứng, thuốc nhập khẩu từ Slovenia, Cty CP Dược T.Ư Medipharco - Tenamid trúng thầu, cao hơn giá so sánh tháng 1.2017 ở Nghệ An 50,9%...

Ngày 29/6, Sở Y tế gởi công văn đến 18 đơn vị trung thầu yêu cầu thương lượng giảm giá thuốc, đến hết ngày 5/7 có 40 mặt hàng thuốc của 7 nhà thầu đống ý giảm giá, 86 mặt hàng thuốc không được giảm giá.

Giám đốc Sở Y tế Bình Định cho biết, quá trình đấu thầu thuốc tập trung tại Bình Định đúng quy trình. “Gói thầu số 1 Thuốc Genneric gồm 1.479 mặt hàng trúng thầu của 52 nhà thầu, trị giá 502 tỷ đồng, trong khi giá kế hoạch khoảng 643 tỷ đồng. Gói thầu này tiết kiệm được 22%, tương đương 138 tỷ đồng, kéo giảm giá thuốc từ 10%-15%”, ông Hùng cho biết.

Lý giải cho việc giá thuốc trúng thầu tại Bình Định cao hơn các nơi, ông Hùng nói: “Thuốc cũng là một loại hàng hóa, giá cả đầu thầu ở các địa phương có sự chênh lệch. Điều này phụ thuộc vào thời điểm đấu thầu, mặt hàng, quy mô, chiến lược kinh doanh của nhà thầu… Mặc dù giá cao, nhưng không vượt quá giá kê khai của Cục quản lý Dược – Bộ Y tế”.

Ngày 11/7, Sở Y tế Bình Định có công văn gởi Bộ Y tế và UBND tỉnh xem xét lại kết quả mà BHXH tỉnh công bố về giá thuốc trúng thầu trước đó. Công văn do Giám đốc Sở Y tế Bình Định Lê Quang Hùng ký nêu rõ, việc BHXH tỉnh thông tin kết quả giá thuốc trúng thầu cao hơn các địa phương khác và yêu cầu làm rõ là tốt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Sở Y tế làm sai quy trình đấu thầu.

“Việc BHXH đơn phương yêu cầu thương lượng với nhà thầu trúng thầu để giảm giá thuốc và nội dung đề nghị lại không nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình cung ứng thuộc phục vụ nhu cầu điều trị cho người bệnh tham gia BHYT, đồng thời làm cho dư luận hoang mang và hiểu sai về quá trình đầu thầu thuốc của ngành y tế địa phương”, công văn ghi rõ.

Sở Y tế tố BHXH tỉnh làm hoang mang dư luận, gây hiểu lầm là sai?

Bình luận của BHXH tỉnh trước ý kiến phản hồi từ Sở Y tế, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định Phạm Mai, khẳng định: “Sở Y tế nói vậy là sai. Chúng tôi đâu có đưa tin thất thiệt, gây hoang mang, hiểu lầm gì ở đây. Nội dung công văn đề nghị từ BHXH gởi đến Sở Y tế rất trong sáng, rõ ràng, mục đích muốn được giảm giá thuốc, giảm gánh nặng cho quỹ bảo hiểm, giảm áp lực cho người bệnh. Chúng tôi dựa trên kết quả kiểm tra từ BHXH Việt Nam mới gởi đi công văn đề nghị”.

Thuoc dau thau cao gia: So Y te 'to' BHXH gay hoang mang, hieu lam
Công văn đề nghị thương lượng giảm giá thuốc mà BHXH gởi Sở Y tế theo ông Mai là mục đích và yêu cầu trong sáng.

Ông Mai nói thêm, Bình Định tổ chức đấu thầu trước, gói  thầu số 1 thuốc genenric có 126 mặt  hàng thuốc giá cao nhưng có nhiều mặt hàng giá thấp hơn, tuy nhiên khi BHXH Việt Nam kiểm tra thì chỉ đối chiếu và đưa danh sách giá cao, còn thuốc giá thấp họ không nói nên có điểm chưa rõ ràng. Toàn bộ gói thầu  này, ngành y tế Bình Định tiết kiệm được 22% (tương đương 138 tỷ đồng) so với dự toán ban đầu, kéo giảm quỹ bảo hiểm xuống 10% -15%.

“Chúng tôi đề nghị thương lượng, nhà thầu đống ý giảm thì quá tốt, họ không đồng ý thì BHXH phải thanh toán đúng giá thầu ban đầu. BHXH chịu trách nhiệm chi trả  các dịch vụ khám chữa bệnh, trong có  tiền thuốc, mà tiền thuốc chiếm 50% -70%, mong muốn được giảm giá là lợi cho nhiều bên. Hoàn toàn không có chuyện đấu đá nội bộ gì ở hai đơn vị cả”, ông Mai chia sẻ.

Theo ông Mai cho biết, BHXH tỉnh có công văn gởi BHXH Việt Nam chờ chỉ đạo việc thanh toán 86 mặt hàng thuốc không được nhà thầu thương lượng giảm giá. Với vai trò phó ban, lần đấu thầu tới BHXH tăng cường rà soát thị trường, năng lực nhà thầu… tham mưu cho Sở Y tế.

Thu Dịu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI