Thực tập sinh Nhật Bản hết hạn về nước là… hết cửa?

21/11/2014 - 10:02

PNO - PN - Hàng năm, chỉ 50% số thực tập sinh về nước có thể tiếp tục công việc đúng chuyên môn đã làm ở Nhật.

edf40wrjww2tblPage:Content

Sáng 22/11, tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM (153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh) sẽ diễn ra Sàn giao dịch (SGD) việc làm các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản năm 2014. Đây là SGD đầu tiên giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) có trình độ chuyên môn tiếng Nhật và thực tập sinh (TTS) Nhật Bản về nước. Để giúp NLĐ hiểu rõ về SGD này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, Trưởng ban tổ chức.

* PV: Thưa ông, tại sao TP.HCM lại tổ chức sàn giao dịch này?

- Ông Trần Xuân Hải: Mỗi năm, Việt Nam có từ 7.000-9.000 TTS sang Nhật Bản. Theo quy định của phía Nhật, sau ba năm các TTS về nước và không thể đi tu nghiệp sinh lần hai. Nếu họ muốn tiếp tục sang Nhật Bản làm việc thì phải có bằng đại học để có thể tham gia chương trình dành cho kỹ sư. Bên cạnh đó, họ cần học tập và trau dồi khả năng giao tiếp tiếng Nhật đạt tối thiểu trình độ N3.

Tuy nhiên, không phải TTS nào về nước cũng đạt được trình độ dành cho kỹ sư để tiếp tục sang Nhật. Do đó, hàng năm chỉ 50% số TTS về nước có thể tiếp tục công việc đúng chuyên môn đã làm ở Nhật. Khoảng 50% phải làm các công việc khác chuyên môn đã tu nghiệp. Điều này gây lãng phí nguồn lực tay nghề cao. Những khó khăn mà người từng đi TTS gặp phải là không thể tìm được nghề tương tự, hoặc ở Việt Nam có nghề đó nhưng máy móc và công nghệ khác biệt nên không thể áp dụng.

Trong khi đó, hiện nay số lượng DN Nhật Bản đầu tư tại TP.HCM ngày càng lớn. Ví dụ: Khu kỹ nghệ Việt - Nhật tại KCN Hiệp Phước rất cần nguồn nhân lực biết tiếng Nhật, NLĐ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đặc biệt là NLĐ đã có tay nghề như các TTS. Do đó, đây là SGD thử nghiệm dành cho các TTS Nhật Bản về nước và NLĐ có trình độ chuyên môn, biết tiếng Nhật.

Thục tạp sinh Nhạt Bản het han vè nuóc la… het cua?

Người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản

* Các ngành nghề được tuyển? Mức lương của NLĐ so với khi làm việc tại Nhật Bản có chênh nhau nhiều không, thưa ông?

- Có khoảng 30 DN Nhật Bản tham gia tuyển dụng 850 vị trí tại SGD này với các ngành nghề: phiên dịch tiếng Nhật, kế toán, cơ khí, điện - điện tử, điện công nghiệp, sửa chữa máy móc, kinh doanh, nhân sự, môi trường, kỹ thuật hóa - sơn, quản lý chất lượng, công nghệ thông tin...

Khi tham gia SGD, NLĐ không phải đóng bất kỳ một khoản phí nào. Nếu như ở Nhật, mức lương của NLĐ tầm 800 - 1.200 USD thì tại Việt Nam, mức lương dao động từ 300-500 USD/người/tháng (khoảng 6-10 triệu đồng).

* SGD lần này có gì khác biệt so với những SGD thông thường khác?

- Tất nhiên là rất khác. Nếu những SGD được tổ chức hàng tháng chủ yếu tuyển lao động phổ thông thì SGD này đặc biệt dành cho những NLĐ có trình độ cao, biết tiếng Nhật, có tác phong công nghiệp. Khi tuyển dụng, DN cũng sẽ khắt khe hơn. Do đó, ngoài những TTS đã từng làm việc, hiểu được các DN Nhật thì đối với NLĐ khác, trước khi tham gia SGD, cần tìm hiểu quy trình và thủ tục xin việc tại các DN Nhật, hãy trang bị cho mình kiến thức về văn hóa xin việc của Nhật, chuẩn bị kỹ về tay nghề chuyên môn và đặc biệt là trình độ tiếng Nhật…

Sau khi SGD này kết thúc, chúng tôi sẽ khảo sát, nắm lại nhu cầu tuyển dụng của các thị trường khác như Hàn Quốc, Malaysia… để báo cáo Sở LĐ-TB-XH xin tổ chức SGD ở các thị trường khác nhằm giải quyết việc làm cho NLĐ.

QUỲNH MAI thực hiện

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI