Thực phẩm siêu chế biến cần được cảnh báo nguy hại và cấm quảng cáo như​ thuốc lá

27/06/2024 - 20:09

PNO - Các nhà khoa học kêu gọi chính phủ các nước nên đánh thuế nặng vào nguồn thực phẩm này do ảnh hưởng đến sức khỏe và tỉ lệ tử vong.

Ở Anh và Mỹ, hơn một nửa khẩu phần ăn trung bình hiện nay bao gồm thực phẩm đã qua chế biến sẵn. Ảnh: Anthony Devlin/PA
Thực phẩm siêu chế biến liên quan đến 32 nguy cơ có hại cho sức khỏe như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch... - Ảnh: Anthony Devlin/PA

Theo giáo sư Carlos Monteiro (Đại học São Paulo, Brazil), thực phẩm chế biến đang thay thế chế độ ăn uống lành mạnh trên toàn thế giới mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng về những rủi ro mà chúng gây ra. Theo nhà khoa học dinh dưỡng này, thực phẩm siêu chế biến nên được bán kèm theo những cảnh báo như thuốc lá.

Giáo sư Carlos Monteiro - người đầu tiên đặt ra thuật ngữ thực phẩm siêu chế biến (UPF) - sẽ nhấn mạnh mối nguy hiểm ngày càng tăng của UPF đối với trẻ em và người lớn tại hội nghị quốc tế về béo phì tuần này tại Brazil.

“UPF đang ngày càng gia tăng thị phần và sự thống trị của nó trong chế độ ăn uống toàn cầu, bất chấp rủi ro mà chúng gây ra đối với sức khỏe là làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính” - Monteiro phát biểu trước hội nghị ở São Paulo.

“UPF đang thay thế các loại thực phẩm lành mạnh, ít chế biến hơn trên toàn thế giới và cũng gây ra sự suy giảm chất lượng ăn uống vì một số thuộc tính có hại của chúng. Những thực phẩm này đang gây ra đại dịch béo phì và các bệnh mãn tính khác liên quan đến chế độ ăn uống, chẳng hạn như bệnh tiểu đường” - ông nói thêm.

Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh thống kê trên toàn cầu cho thấy mức tiêu thụ UPF đang tăng nhanh như ngũ cốc, thanh protein, đồ uống có ga, bữa ăn sẵn và thức ăn nhanh.

Tại Anh và Mỹ, hơn một nửa chế độ ăn uống hiện nay của người dân là thực phẩm siêu chế biến. Đối với một số người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, những khu vực khó khăn, thì chế độ ăn uống UPF chiếm tới 80%.

Vào tháng 2/2024, một nghiên cứu lớn nhất thế giới về loại này cho thấy UPF có liên quan trực tiếp đến 32 tác nhân có hại cho sức khỏe, bao gồm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2, sức khỏe tâm thần bất lợi và tử vong sớm.

Monteiro nói rằng ông hiện rất lo ngại về tác động của UPF đối với sức khỏe con người đến nỗi các nghiên cứu và đánh giá không còn đủ để cảnh báo công chúng về những mối nguy hiểm cho sức khỏe.

“Cần có các chiến dịch y tế công cộng giống như các chiến dịch chống thuốc lá để hạn chế sự nguy hiểm của UPF. Các chiến dịch này bao gồm những nguy cơ về sức khỏe khi tiêu thụ UPF. Quảng cáo về UPF cũng nên bị cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt và các cảnh báo trên mặt trước nên được đưa vào áp dụng tương tự như trên bao thuốc lá. Nên cấm bán UPF trong các trường học và cơ sở y tế, đồng thời nên đánh thuế nặng đối với UPF, với doanh thu được tạo ra sẽ được sử dụng để trợ cấp cho thực phẩm tươi sống” - ông nói thêm.

Thảo Nguyễn (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtulieuvi /strCate=tulieu

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioilakyvi /strCate=thegioilaky
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthegioivi /strCate=thegioi