Thực phẩm chức năng bán thoải mái, dùng bừa bãi

26/08/2015 - 14:52

PNO - Nhiều nhà sản xuất, phân phối sản phẩm đã thổi phồng chất lượng của thực phẩm chức năng.

"Là thuốc... nhưng không phải thuốc"

Theo điều 4 Thông tư 08/2013/ TT-BYT, điều kiện đối với nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) phải có dòng chữ hoặc lời đọc: “Sản phẩm (SP) này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, chữ viết phải bảo đảm cỡ 14, lời đọc phải nghe được trong điều kiện bình thường.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu trên thị trường TP.HCM, rất nhiều TPCN từ hàng ngoại đến hàng nội đều quảng cáo sai quy định, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Nghe khách hàng than bị viêm xoang nên hơi thở có mùi hôi, nhân viên một cửa hàng trên đường Võ Văn Tần (Q.3), giới thiệu SP có tên “viên ngậm trị hôi miệng Korea - Eundan” với giá 159.000 đồng/hộp.

Cô nhân viên này rao một mạch: “SP được chiết xuất từ 99,99% bạc hà tinh khiết, cam thảo, câu đằng, nhục quế, gừng khô, hồi hương, đinh hương, mộc hương, cỏ ngọt… Có tác dụng khử độc nicotin, khử mùi trong dạ dày, đường hô hấp, thanh nhiệt, giải độc, chống co thắt phế quản, sát trùng vi khuẩn răng miệng”.

Tiếp theo, cô thuyết phục: “Gia đình nếu có ai hút thuốc lá, chị mua cho họ sử dụng vì khi nhai kẹo sẽ làm mất cảm giác thèm thuốc, giúp cai thuốc hiệu quả”. Chúng tôi thắc mắc SP có phải thuốc hay không mà có nhiều công dụng thần kỳ, nữ nhân viên ngập ngừng: “Là thuốc nhưng không phải... thuốc”.

Trên bao bì, nhãn phụ của SP chỉ có thành phần, tác dụng, liều dùng, đối tượng, xuất xứ, nhà phân phối là Công ty cổ phần Cá Sấu Vàng, hoàn toàn không có dòng chữ lưu ý “SP này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” theo quy định.

Thuc pham chuc nang ban thoai mai, dung bua bai
Thực phẩm chức năng của Mỹ nhập lậu bị các cơ quan chức năng thu giữ

Tại siêu thị Maximark đường 3/2 (Q.10), nhân viên giới thiệu hai SP Dưỡng Vị NK và Hương Sa Hoàn của Công ty cổ phần Y học cổ truyền Nguyên Khí rồi nhiệt tình tư vấn: “SP hoàn toàn từ các thảo dược quý hiếm như cam thảo, đẳng sâm, bạch linh, trần bì, lạc tiên, mộc hương, bạch truật… Nếu chị bị dạ dày thì nên dùng một trong hai SP này, bảo đảm hết bệnh”.

Khi chúng tôi hỏi, dựa vào đâu mà khẳng định SP trị hết bệnh dạ dày, nhân viên liền chỉ tay vào vỏ hộp SP. Trên hộp Hương Sa Hoàn ghi công dụng “Bổ tỳ hòa vị trừ thấp, giúp tiêu hóa tốt, giảm đầy bụng, đau bụng, chướng hơi, nôn. Tốt cho trường hợp viêm đại tràng dạ dày thể lỏng, nát, rối loạn tiêu hóa sống phân”.

Còn SP Dưỡng Vị NK ghi “giảm tăng acid dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, giảm các triệu chứng ợ hơi ợ chua, đau rát vùng thượng vị”. Trên hộp hai loại SP này có ghi TPCN nhưng cũng không có dòng lưu ý theo quy định.

Tại một nhà thuốc trên đường Cống Quỳnh (Q.1), khách hàng chưa kịp nói mua gì, cô nhân viên đã giới thiệu hộp trà linh chi Vương Gia: “Mưa nắng thất thường, thời tiết ẩm vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo TPCN.

Cụ thể, TPCN hoạt huyết dưỡng não Gingko Biloba, xuất xứ Mỹ, trong thành phần SP có bạch quả, trên các trang đã dẫn đường link “Muốn nhớ tốt, tìm bạch quả” của dược sĩ Lê Kim Phụng - nguyên giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM để lấy lòng tin khách hàng; hoặc các bài viết của một số bác sĩ về cách nhận biết, cẩn thận với bệnh thiểu năng tuần hoàn não…

Riêng các loại vitamin xách tay từ Mỹ trên thị trường hiện nay có từ A đến Z, nhiều người dùng quanh năm suốt tháng với lầm tưởng TPCN càng dùng càng tốt.

Theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor (Anh), Việt Nam là một trong ba thị trường TPCN có tốc độ tăng trưởng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Indonesia và Thái Lan.

Tại Hà Nội, cứ 100 người thì có 56 người sử dụng TPCN; còn ở TP.HCM, 100 người có 48 người sử dụng TPCN. Nhu cầu sử dụng TPCN ngày càng cao là lý do nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. Từ đây, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng tràn ra thị trường.

Tại hội thảo Thực phẩm chức năng và sức khỏe người tiêu dùng ở TP.HCM ngày 25/8, nhiều chuyên gia cảnh báo, TPCN đang “gây nghiện” do khách hàng bị nhồi nhét từ quảng cáo, giới thiệu, truyền tay... Luật quản lý SP này chặt chẽ nhưng việc kiểm soát lưu thông lại quá lỏng lẻo.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI