Thực nghiệm tâm linh

09/03/2015 - 17:30

PNO - PN - Thực nghiệm tâm linh (nguyên tác: Sadhana) là tác phẩm triết học nổi tiếng của thi hào Rabindranath Tagore (1861 - 1941) - người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel về thơ.

edf40wrjww2tblPage:Content

Thuc nghiem tam linh


Đây là tập hợp những bài giảng của Tagore trong khoảng thời gian từ 1906 - 1909 ở phòng cầu nguyện tại Santiniketan. Những bài giảng này được chính ông dịch sang tiếng Anh và giảng tại Đại học Havard (Mỹ). NXB Hồng Đức vừa ấn hành Thực nghiệm tâm linh qua bản dịch của Như Hạnh

Có thể nói tư tưởng “Đông Tây đề huề” là một trong những đề tài chính yếu của các văn phẩm của Tagore. Ông hô hào tinh thần hợp tác giữa mọi chủng tộc trong sự tôn trọng các dị biệt thiết yếu khả dĩ phát huy được trọn vẹn tính như nhất của nhân loại, chẳng phải trong sự đồng nhất mà là trong sự hòa đồng. Ông thành thật triệt để tôn trọng các đặc tính của từng dân tộc, của từng tín ngưỡng: tuy nhiên ông không thể không gán cho Ấn Độ một tinh thần ưu nhiệm ở Á Đông nói chung, một vai trò hơn hẳn vai trò mà ông dành cho Tây phương, thừa nhận ưu thế của Tây phương trên các đại hạt khoa học và kỹ thuật, nhưng khẳng định chỉ có Đông phương mới thấu triệt được ý nghĩa chân chính về Thượng đế.

Thực nghiệm tâm linh gồm 8 bài tiểu luận, trong đó, R.Tagore thể hiện quan niệm của mình về các chủ đề: 1. Cá nhân và Vũ trụ; 2.  Ý thức về tâm linh; 3. Vấn đề Ác; 4. Vấn đề cái Ta; 5. Thực hiện trong tình yêu; 6.Thực hiện trong hành động;  7. Thực hiện thẩm mỹ; 8. Thực hiện vô biên. Qua các nội dung trên, R.Tagore đưa ra những cách thức và phương tiện để đạt đến được mục đích cuối cùng của con người trong cuộc sống - đó là hướng đến “toàn mãn”. Theo ông, “Tự do của con người không bao giờ nhằm tránh những khó khăn, nhưng đó là tự do đương đầu với những khó khăn cho hạnh phúc riêng của con người, biến những khó khăn ấy thành một yếu tố của nguồn vui”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Mai cho rằng: “Là một người chịu ảnh hưởng của cả Ấn Độ lẫn phương Tây, trong tư tưởng của R.Tagore, “những hòa âm và những biến khúc là của Ấn Độ, nhưng những chủ đề lại kết thân với các chủ đề của tư tưởng Âu châu”. Chính vì vậy, con người trong quan niệm của ông không chỉ là con người có nguồn gốc tôn giáo, mà còn là con người được tìm hiểu ở nhiều phương diện khác nhau. Với ông, con người chiếm vị trí quan trọng nhất trong mọi sáng tác văn học cũng như trong các nghị luận và hoạt động thực tiễn của ông. Tình yêu thương con người được hun đúc trong ông từ chính cuộc sống hàng ngày của mình, đồng thời nó được cổ vũ và trang bị thêm các lý luận từ kinh điển của Ấn Độ xưa”.

Đọc tác phẩm này, ta càng đồng ý, tâm đắc với ý kiến của triết gia Đức Keyserling khi đã gọi Tagore là “con người bao quát nhất, sâu rộng nhất, hoàn toàn nhất” và “ “Có lẽ chưa từng bao giờ tôi thấy nhiều chất liệu tâm linh như thế… kết tụ nơi một người”.

L.B
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI