Thực khách Sài Gòn "mê tít" cách làm bánh nghệ Gò Công

17/12/2023 - 19:28

PNO - Dưới bàn tay khéo léo của thợ làm bánh, những chiếc bánh nghệ Gò Công đẹp mắt dần thành hình.

Bánh nghệ là một trong những món ăn đặc sản ở xứ Gò Công - Tiền Giang. Món bánh là sự kết hợp từ những sợi bột dẻo dai ăn kèm cùng thịt heo quay, rau sống và nước mắm chua ngọt.

Bánh nghệ là một món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam Bộ cách đây hơn nửa thế kỷ. Theo thông tin chưa được xác nhận, bánh do nghệ nhân từ Nghệ An truyền lại nên có tên bánh nghệ - đây cũng là câu trả lời vì sao bánh nghệ không có màu vàng.

Bánh nghệ là 1 món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam bộ cách đây hơn nửa thế kỷ. Theo thông tin chưa được xác nhận, bánh do nghệ nhân từ Nghệ An truyền lại nên có tên bánh nghệ - đây cũng là câu trả lời vì sao bánh nghệ không có màu vàng.
Dù cùng tên, cùng nguyên liệu, cùng công đoạn làm bánh nhưng bánh nghệ của miền Trung và miền Nam có sự khác biệt nhất định. 
Bánh nghệ là 1 món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam bộ cách đây hơn nửa thế kỷ. Tương truyền rằng: bánh do nghệ nhân từ Nghệ An truyền lại nên có tên bánh nghệ - để trả lời câu hỏi vì sao bánh nghệ lại không có màu vàng.
Bánh nghệ Phan Thiết có độ trong dẻo, tạo hình như cái rế ăn kèm và chả chiên, chả hấp, nem chua, bánh vụn chiên giòn, tóp mỡ và xoài xanh cắt sợi… Bánh nghệ Ninh Hòa (còn gọi là bánh dây) thường được xếp cùng bánh hỏi trong một dĩa, tạo ra sự kết hợp thú vị về mùi vị. Điểm chung của bánh nghệ hai tỉnh là đều có hẹ tăm bé xíu, mùi thơm của dầu phộng, tóp mỡ hoặc bánh vụn chiên giòn… cả ruốc tôm. 
Bánh nghệ Saigon: Trước đây nhiều năm, việc mua bánh nghệ ở Saigon rất dễ dàng vì lúc nào cũng sẵn ở chợ Saigon, nhưng khoảng vài năm trở lại đây bánh không còn thấy xuất hiện - đặt hàng cũng chẳng ai nhận làm! Chẳng lẽ một món bánh khéo đặc sắc như bánh nghệ lại bị thất truyền chăng...?
Bánh nghệ Sài Gòn cũng được tạo hình như chiếc rế song nhờ màu xanh bắt mắt, hương thơm của hành phi hay thịt nướng, bì ăn kèm nên thực khách có thể dễ dàng phân biệt. Trong các dòng bánh nghệ, khác biệt nhất là bánh nghệ Gò Công.
Bánh nghệ Gò Công:bột được se bằng tay tạo hình khung chữ nhật, những đường nét thanh mảnh đan chéo nhau trông rất khéo léo đẹp mắt. Nhân bánh là bì trộn thính gạo rất thơm, có khi cũng ăn kèm thêm chả lụa, thịt nướng… cùng rau thơm và nước mắm chua ngọt.
Bánh nghệ Gò Công được xe bằng tay tạo hình khung chữ nhật cùng những đường nét thanh mảnh đan chéo nhau trông rất đẹp mắt. 
Bánh nghệ Gò Công:bột được se bằng tay tạo hình khung chữ nhật, những đường nét thanh mảnh đan chéo nhau trông rất khéo léo đẹp mắt. Nhân bánh là bì trộn thính gạo rất thơm, có khi cũng ăn kèm thêm chả lụa, thịt nướng… cùng rau thơm và nước mắm chua ngọt.
Bánh nghệ Gò Công ăn cùng bì hoặc chả lụa, thịt nướng… rau thơm và nước mắm chua ngọt.
b
Bánh được làm từ bột nếp, bột lọc và bột gạo được trộn theo một tỉ lệ nhất định. Trong lúc trộn bột, người thợ cần khéo léo để bột không dùng nước quá nóng cũng không quá lạnh. 
1
Ngày trước, bánh nghệ chỉ có một màu trắng. Thời gian gần đây, do nhu cầu của thị trường, nước cốt lá cẩm và lá dành dành cũng được thêm vào quy trình nhào bột để tạo màu đỏ và xanh bắt mắt. 
Nguốn gốc, quy trình tao hình của bánh nghệ gây ấn tượng mạnh với thực khách sài Gòn.
Nguồn gốc, quy trình tạo hình của bánh nghệ gây ấn tượng mạnh với thực khách Sài Gòn. Không ít người cho biết, đây là lần đầu tiên họ nghe tên món bánh. Chị Hằng Nguyễn, nhà ở quận 7 kể trong một lần du lịch miền sông nước, chị đã có dịp thưởng thức bánh nghệ nhưng "tôi cứ tưởng hình dáng bánh được ép bằng khuôn như một số món ăn của vùng đất chín rồng". 
Nghệ nhân Bùi Thị Sương - Đại sứ ẩm thực Việt chia sẽ bà khá buồn khi bánh nghệ Sài Gòn đã không còn phổ biến ở các chợ hay quán ăn tại Sài Gòn.
Nghệ nhân Bùi Thị Sương (đeo kính) chia sẻ bà khá buồn khi bánh nghệ Sài Gòn đã không còn phổ biến ở các chợ hay quán ăn tại TPHCM.
Món bánh canh bột xắt thịt vịt Cai Lậy là nghệ sĩ Xuân Hương chia sẻ trực tiếp cách làm món này trong buổi tọa đàm và sau đó có quầy cho thực khách thưởng thức. Món này bánh canh được làm từ bột gạo và bột năng, bột được nhào mềm mịn và xắt bằng tay. Thịt vịt được sơ chế qua gừng, muối rượu cho hết mùi tanh trước khi chế biến. Đặc trưng của món ăn này là nấu với nước cốt dừa mang đến cho món ăn vị thơm, béo, ngọt bùi rất hòa quyện.
Ngoài bánh nghệ, thực khách TPHCM còn có dịp tìm hiểu về bún thang Hà thành hay được nghệ sĩ Xuân Hương chia sẻ về món bánh canh bột xắt thịt vịt Cai Lậy và cách chế biến món ăn.   
Món bánh canh bột xắt thịt vịt Cai Lậy là nghệ sĩ Xuân Hương chia sẻ trực tiếp cách làm món này trong buổi tọa đàm và sau đó có quầy cho thực khách thưởng thức. Món này bánh canh được làm từ bột gạo và bột năng, bột được nhào mềm mịn và xắt bằng tay. Thịt vịt được sơ chế qua gừng, muối rượu cho hết mùi tanh trước khi chế biến. Đặc trưng của món ăn này là nấu với nước cốt dừa mang đến cho món ăn vị thơm, béo, ngọt bùi rất hòa quyện.
Theo nghệ sĩ Xuân Hương, sợi bánh canh trong món ăn được làm từ bột gạo và bột năng. Hai loại bột này sẽ được trộn cùng nước, được nhào mềm mịn và xắt bằng tay. Thịt vịt được sơ chế qua gừng, muối rượu cho hết mùi tanh trước khi chế biến. 
Món bánh canh bột xắt thịt vịt Cai Lậy là nghệ sĩ Xuân Hương chia sẻ trực tiếp cách làm món này trong buổi tọa đàm và sau đó có quầy cho thực khách thưởng thức. Món này bánh canh được làm từ bột gạo và bột năng, bột được nhào mềm mịn và xắt bằng tay. Thịt vịt được sơ chế qua gừng, muối rượu cho hết mùi tanh trước khi chế biến. Đặc trưng của món ăn này là nấu với nước cốt dừa mang đến cho món ăn vị thơm, béo, ngọt bùi rất hòa quyện.

Đặc trưng của bánh canh vịt Cai Lậy là nấu với nước cốt dừa mang đến cho món ăn vị thơm, béo, ngọt bùi, mặn.

Người yêu ẩm thực Việt sẽ có dịp thưởng thức vị xưa của các món ngon dân gian và giao lưu gặp gỡ các Nghệ nhân ẩm thực,  biểu diễn tái hiện các món ăn dân gian có nguy cơ mai một như Bánh Nghệ Gò Công, Bánh Nghệ Phan Thiết, cùng với các món ngon từ sợi đặc trưng của các vùng miền: Bánh canh bột xắt thịt vịt Cai Lậy, Bún thang - món ăn đậm tinh túy khẩu vị Hà Thành… lắng nghe câu chuyện về hành trình tìm lại khẩu vị Việt xưa qua các món sợi từ lúa gạo ba miền.

"Món ngon từ Sợi Lúa Gạo" là sự kiện đầu tiên trong chuỗi sự kiện ẩm thực "Hương vị quê nhà" với mục đích thực hiện gần 200 món ngon đặc trưng của 63 tỉnh thành do nhà hàng Mặn Mòi kết hợp cùng các nghệ nhân và chuyên gia ẩm thực tổ chức. Người yêu ẩm thực Việt sẽ có dịp giao lưu với các nghệ nhân ẩm thực, xem biểu diễn các món ăn dân gian có nguy cơ mai một...

Huỳnh Hằng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI