Thưa, thời trang có giới hạn!

24/05/2015 - 08:10

PNO - PN - Những ngày vừa qua, các nam thí sinh mặc đồ nữ, trát phấn tô son ở một cuộc thi thiết kế đã khiến nhiều khán giả cảm thấy rất bức xúc. Những bộ váy cut - out lệch vai cắt xẻ kỳ công, váy bút chì kẻ sọc xẻ cao kết hợp...

edf40wrjww2tblPage:Content

Tôi cũng để ý, đây không phải là lần đầu tiên, những thiết kế “khác người” xuất hiện trên báo. Tại các sự kiện thời trang, luôn có một bộ phận người trẻ ăn mặc khác xa các quy tắc phục trang thông thường: đàn ông trang điểm, mặc váy, sơn mắt môi đen thui, tạo hình kỳ dị… khiến những người xung quanh tưởng rằng họ đã đi lạc vào một đêm tiệc hóa trang nào đấy trong mùa lễ Halloween.

Lý giải cho việc nam mặc váy nữ, nhân vật chính tuyên bố rằng: “Thời trang là không có giới hạn và không hề có một ranh giới rõ ràng nào cả”.

Có phải vì thời trang không giới hạn, nên những người mẫu-diễn viên-ca sĩ mới mặc đồ gây sốc, khoe da thịt tối đa trên thảm đỏ, trên sân khấu thời trang, mỗi lần công chiếu phim, xuất hiện ở các sự kiện truyền thông? Nên tại những nơi tôn nghiêm như đình miếu, di tích lịch sử tôn giáo… người ta mới vô tư mặc áo hai dây, quần soóc, cười nói rổn rảng và ưỡn ẹo chụp hình?

Tôi nghĩ thời trang có những điều giới hạn. Trên mỗi tấm thiệp mời đến một sự kiện nào đó, cuối thiệp thường có dòng “dress code” quy định về trang phục. Thế nhưng thực tế cũng có một số người chẳng thèm để tâm. Tại liên hoan phim Cannes vừa qua, vài người nữ mang dép lê giày bệt đã bị từ chối vào cổng vì không tuân thủ quy định “high heel” - phải mang giày cao gót, của ban tổ chức.

Phòng quản lý xuất nhập cảnh lẫn cơ quan an ninh, đều yêu cầu những ai ăn mặc thiếu chỉnh tề về nhà thay đồ. Nhà hàng năm sao từ chối khách nếu không mang giày tây. Đi du lịch nước ngoài, trang phục không qua đầu gối thì không được vào một số điểm tham quan như đền đài, cung điện… Đó chính là giới hạn cơ bản nhất của thời trang mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thức được thông qua những quy định.

Thua, thoi trang co gioi han!

Những bộ trang phục "loạn giới", "thảm họa thời trang" cứ xuất hiện nhan nhãn trên các sàn diễn, sự kiện

Thời trang còn giới hạn bởi sự nhận thức của mỗi chúng ta, để chọn trang phục sao cho phù hợp với không gian mình xuất hiện. Đám cưới nọ quy định khách mặc màu xanh-đỏ, nhưng lại cố tình diện màu trắng, để vào “chặt chém” cô dâu. Tang gia người ta đang bối rối đau buồn, lại diện quần jeans rách tứ tung, áo voan hồng trong suốt để trưng trổ. Đi ra biển thì mắng những người mặc bikini là “đồi trụy, hở hang”, diện cả cây quần dài áo dài xuống nước, nhưng tối về đi phòng trà ca nhạc thì tung tăng quần cụt dép lê áo ba lỗ. Trời nóng phát ngốt diện áo măng tô hay lạnh 3oC diện váy mỏng tang để chứng minh “thời trang phang thời tiết”…

Dẫu rằng chiếc áo chẳng làm nên thầy tu, nhưng qua những chiếc áo như thế, cho thấy những người ấy chẳng tôn trọng người, cũng chẳng tôn trọng chính mình.

Sự giới hạn cuối cùng mà tôi muốn nói đến là một khái niệm vẫn gây tranh cãi bấy lâu: tính thẩm mỹ. Tùy theo cảm thức về cái đẹp mà mỗi người có cho mình một lựa chọn khác nhau rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng trang phục. Thế nhưng, dù trình độ thẩm mỹ thế nào vẫn có những mẫu số chung nhất định về cái đẹp. Khi bạn mặc một bộ trang phục mà 100/100 người đều nói là dị hợm, quái đản, kinh khủng, tởm… thì dù là tự tin nhất, hẳn bạn cũng nên xem lại cách lựa chọn, gu ăn mặc lẫn con mắt thẩm mỹ của chính mình.

 BẢO KHANH
(Q.1, TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI