Thừa Thiên - Huế kiến nghị lùi thời gian tăng phí qua hầm Hải Vân

30/04/2021 - 16:58

PNO - Tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải lùi tăng phí qua hầm Hải Vân do kinh tế đang trong quá trình phục hồi.

Ngày 30/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiến nghị xem xét để lùi thời điểm tăng phí ở trạm thu phí Bắc Hải Vân - thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Bộ GTVT cũng xác nhận đã nhận được văn bản của tỉnh Thừa Thiên -  Huế.

Trong văn bản, tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu ý kiến nên lùi thời gian tăng phí dịch vụ phương tiện qua hầm Hải Vân là do "kinh tế đang trong quá trình phục hồi, cần có lộ trình tăng phí hợp lý". Thời điểm lùi được kiến nghị là từ 1/6/2021.

Các doanh nghiệp vận tải cho rằng việc Ngày 30/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải kiến nghị xem xét để lùi thời điểm tăng phí ở trạm thu phí Bắc Hải Vân ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Bộ Giao thông Vận tải đã xác nhận nhận được văn bản của tỉnh Thừa Thiên -  Huế. Trong văn bản, tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu ý kiến nên lùi thời gian tăng phí dịch vụ phương tiện qua hầm Hải Vân là do 'kinh tế đang trong quá trình phục hồi, cần có lộ trình tăng phí hợp lý'. Thời điểm lùi được kiến nghị là từ 1/6/2021. Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả công bố tăng phí từ ngày 1/5, mức thu phí qua Trạm thu phí Bắc Hải Vân sẽ tăng từ 40.000 - 70.000 đồng/lượt/nhóm phương tiện so với mức giá hiện nay. Việc tăng phí này được thực hiện theo văn bản số 3370 của Bộ GTVT về việc điều chỉnh mức thu phí dịch vụ tại trạm thu phí này bao gồm thu gộp 3 hầm Hải Vân, Phước Tượng và Phú Gia tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cụ thể, phí dịch vụ với loại xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các xe buýt vận tải khách công cộng sẽ tăng giá vé từ 70.000 đồng/lượt lên 110.000 đồng/lượt. Xe từ 12 ghế đến 30 ghế, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn tăng từ 90.000 đồng/lượt lên 160.000 đồng/lượt. Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn tăng từ 140.000 đồng/lượt lên 200.000 đồng/lượt. Xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet tăng từ 180.000 đồng/lượt lên 210.000 đồng/lượt. Xe từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet tăng từ 240.000 đồng/lượt lên 280.000 đồng/lượt. Như vậy, mức phí tăng cao nhất đến 77%. Đáng chú ý, cách đây hơn một năm, từ 9/2019, tại trạm thu phí Bắc Hải Vân, phí dịch vụ đã điều chỉnh tăng gần như gấp đôi do thu phí luôn cho hầm Phước Tượng và hầm Phú Gia tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trao đổi thông tin với báo chí trước câu hỏi vì sao mức phí lại tăng liên tục và tăng cao. Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng Đèo Cả, cho biết đơn vị đang gặp 'áp lực tín dụng' và việc điều chỉnh này hoàn toàn nằm trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và Bộ GTVT. 'Đến nay chúng tôi đã hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng với cơ quan nhà nước. Trên cơ sở hợp đồng đã ký và sự chấp thuận của Bộ GTVT, chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá thu để đảm bảo kinh phí vận hành và hoàn vốn. Hiện nay, các xe có nhiều sự lựa chọn để lưu thông, hoặc trải nghiệm dịch vụ hầm Hải Vân đã được tối ưu, hoặc đi đường đèo không mất phí hoặc di chuyển cao tốc La Sơn- Túy Loan sắp đi vào vận hành' - ông Huy nói. Trong khi đó về phía doanh nghiệp kinh doanh vận tải khi được hỏi đều cảm thất bất bình vì Công ty CP Đầu tư hạ tầng Đèo Cả tăng phí “đột biến”. Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Thừa Thiên Huế cho biết: Chúng tôi chưa được nghe thông báo về việc này. Tuy nhiên, nếu trạm Bắc Hải Vân tăng phí thu như vậy thì quá nhiều vì bình thường giá vé qua trạm này đã cao rồi. Trong khi đó Ông Lê Nam- Giám đốc HTX dịch vụ vận tải Tiến Đạt (Huế) cho biết, lộ trình tăng giá chỉ là thoả thuận giữa chủ đầu tư và Bộ GTVT còn doanh nghiệp, còn người dân không hề biết. Việc hầm đường bộ Hải Vân 2 chỉ mới đưa vào khai thác mấy tháng đã thu phí qua hầm kịch khung là bất hợp lý, gây khó cho DN, nhất là giai đoạn này khách ít, ngành vận tải đang bị ảnh hưởng nhiều do dịch Covid 19 càng làm cho doanh nghiệp vận tải và người dân khi lưu thông qua hầm Hải Vân thêm gánh nặng.
Các doanh nghiệp vận tải cho rằng việc thu phí cao gây khó cho doanh nghiệp - Ảnh: Quang Thành

Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả công bố tăng phí từ ngày 1/5, mức thu phí qua Trạm thu phí Bắc Hải Vân sẽ tăng từ 40.000 - 70.000 đồng/lượt/nhóm phương tiện so với mức giá hiện nay.

Việc tăng phí này được thực hiện theo văn bản số 3370 của Bộ GTVT về việc điều chỉnh mức thu phí dịch vụ tại trạm thu phí này bao gồm thu gộp 3 hầm: Hải Vân, Phước Tượng và Phú Gia tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Cụ thể, phí dịch vụ với loại xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các xe buýt vận tải khách công cộng sẽ tăng giá vé từ 70.000 đồng/lượt lên 110.000 đồng/lượt. Xe từ 12 ghế đến 30 ghế, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn tăng từ 90.000 đồng/lượt lên 160.000 đồng/lượt.

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn tăng từ 140.000 đồng/lượt lên 200.000 đồng/lượt. Xe tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feet tăng từ 180.000 đồng/lượt lên 210.000 đồng/lượt. Xe từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet tăng từ 240.000 đồng/lượt lên 280.000 đồng/lượt.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải lùi tăng phí qua hầm Hải Vân do kinh tế đang trong quá trình phục hồi
Tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải lùi tăng phí qua hầm Hải Vân do kinh tế đang trong quá trình phục hồi

Như vậy, mức phí tăng cao nhất đến 77%. Đáng chú ý, cách đây hơn một năm, từ 9/2019, tại trạm thu phí Bắc Hải Vân, phí dịch vụ đã điều chỉnh tăng gần như gấp đôi do thu phí luôn cho hầm Phước Tượng và hầm Phú Gia tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trao đổi thông tin với báo chí trước câu hỏi vì sao mức phí lại tăng liên tục và tăng cao. Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng Đèo Cả cho biết, đơn vị đang gặp "áp lực tín dụng" và việc điều chỉnh này hoàn toàn nằm trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và Bộ GTVT. "Đến nay chúng tôi đã hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng với cơ quan nhà nước. Trên cơ sở hợp đồng đã ký và sự chấp thuận của Bộ GTVT, chúng tôi buộc phải điều chỉnh giá thu để đảm bảo kinh phí vận hành và hoàn vốn. Hiện nay, các xe có nhiều sự lựa chọn để lưu thông, hoặc trải nghiệm dịch vụ hầm Hải Vân đã được tối ưu, hoặc đi đường đèo không mất phí hoặc di chuyển cao tốc La Sơn - Túy Loan sắp đi vào vận hành" - ông Huy nói.

Trong khi đó về phía doanh nghiệp kinh doanh vận tải khi được hỏi đều cảm thấy bất bình vì Công ty CP Đầu tư hạ tầng Đèo Cả tăng phí “đột biến”. Ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Thừa Thiên - Huế cho biết: Chúng tôi chưa được nghe thông báo về việc này. Tuy nhiên, nếu trạm Bắc Hải Vân tăng phí thu như vậy thì quá nhiều vì bình thường giá vé qua trạm này đã cao rồi.

Trong khi đó ông Lê Nam - Giám đốc HTX dịch vụ vận tải Tiến Đạt (Huế) cho biết, lộ trình tăng giá chỉ là thoả thuận giữa chủ đầu tư và Bộ GTVT còn doanh nghiệp, còn người dân không hề biết. Việc hầm đường bộ Hải Vân 2 chỉ mới đưa vào khai thác mấy tháng đã thu phí qua hầm kịch khung là bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp, nhất là giai đoạn này khách ít, ngành vận tải đang bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 càng làm cho doanh nghiệp vận tải và người dân khi lưu thông qua hầm Hải Vân thêm gánh nặng.  

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI