PNO - Do mưa lũ, học sinh nhiều trường ở huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, TX Hương Trà, TX Hương Thủy và TP Huế vẫn chưa được đến trường.
Qua thống kê của ngành giáo dục Thừa Thiên Huế, đến chiều 27/11, còn 65 trường ở các vùng thấp trũng chưa thể tổ chức dạy học lại. |
Huyện Phong Điền có 4 trường, huyện Quảng Điền 17 trường, TX Hương Trà 13 trường, TX Hương Thủy 5 trường, huyện Phú Vang 6 trường và TP Huế 20 trường. |
Trong ngày 27/11, nước lũ rút dần, các cán bộ, giáo viên Trường THCS Thủy Thanh (rốn lũ TX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đến trường dọn dẹp để chuẩn bị đón học sinh. |
Các thầy cô giáo chia thành nhiều tổ nhóm vừa dọn phòng học, vừa làm vệ sinh trường, lớp. |
Sân Trường THCS Thủy Thanh (TX Hương Thủy) hôm nay vẫn còn đầy nước, các thầy cô giáo đẩy bùn non rồi thu dọn rác sau lũ còn mắc kẹt trong sân trường. |
Phía trước các phòng học, thầy cô thay phiên nhau dội nước, làm sạch hệ thống cây xanh trong khuôn trường bị bám đầy bùn non do ngâm nước lụt hơn 2 ngày. |
Thầy Trần Duy Chung - Phó hiệu trưởng Trường THCS Thủy Thanh (TX Hương Thủy) - cho biết, nước rút đến đâu các thầy cô giáo sẽ dọn sạch trường lớp đến đó. "Hôm nay nước lũ hạ dần, rất nhiều thầy cô sinh sống ở TP Huế cũng về trường "tiếp sức" vệ sinh trường lớp. Dự kiến trong ngày mai 28/11, 488 học sinh của 12 lớp sẽ trở lại học bình thường". |
Do trường nằm trong vùng trũng, thường xuyên ngập lụt nên năm nào thầy cô Trường THCS Thủy Thanh cũng dọn lụt 3 - 4 lần. Có khi mới dọn sạch trường lớp xong học sinh đi học chưa đầy 1 tuần trường lại ngập lụt. |
Ngay sau khi nước lụt vừa rút, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đoàn công tác nắm tình hình phòng chống lũ lụt tại các cơ sở giáo dục thuộc vùng thấp trũng, có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề. Đoàn đã đến thăm, làm việc tại các trường thường xuyên phải nghỉ học do ngập lụt. |
Các trường linh hoạt sắp xếp bố trí phòng học và phòng làm việc phù hợp theo mùa, theo hướng ưu tiên đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, đồng thời kết hợp phương án tăng cường quản lý an toàn học sinh trong khu vực trường học. |
Ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở GD- ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế (giữa) - đánh giá cao mức độ sẵn sàng của các trường trong việc thực hiện phương án phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và tài sản. Các thầy cô giáo vùng lũ luôn đồng hành với lãnh đạo nhà trường trong việc dọn dẹp vệ sinh để sớm đón học sinh trở lại. |
Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế nhắc nhở Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể tại địa phương cũng như phụ huynh học sinh để có giải pháp đưa đón học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Đối với chính quyền địa phương, cần quan tâm đầu tư hợp lý các hạng mục để đảm bảo các trường có thể tổ chức dạy học, hạn chế thấp nhất việc nghỉ học dài ngày do nước ngập ứ đọng cục bộ. |
Ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết đã chỉ đạo các trường căn cứ tình hình thực tế, khẩn trương xây dựng phương án tổ chức dạy học trong điều kiện trường ngập cục bộ do thấp trũng, thiết kế các đường đi lối lại vào trường hợp lý, có khu ngăn cách giữa các dãy phòng học với vùng ngập nước để đảm bảo dạy học an toàn. |
Ngoài các thầy cô giáo, các lực lượng vũ trang, thanh niên vùng “rốn lũ” cũng hỗ trợ công tác vệ sinh để sớm đón học sinh trở lại trường. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Hội Khuyến học Việt Nam vừa thông tin về kế hoạch tổ chức giải thưởng “Khuyến học - Tự học thành tài” năm 2025.
Hội Nhà báo TPHCM và Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM phối hợp tổ chức lễ trao giải thưởng “Báo chí viết về Chuyển đổi số TPHCM” lần 1 năm 2024.
Ngày 6/2, Sở GD-ĐT TPHCM hướng dẫn tiêu chí xét tuyển vào lớp Sáu và lớp Mười công lập năm học 2025-2026.
Xuất phát điểm là nữ sinh với sức học “bình bình” nhưng một cú hích sau đó, giúp Vũ Kim Hạnh liên tục giành học bổng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
Học bổng Chính phủ Australia bậc thạc sĩ bắt đầu nhận hồ sơ của công dân Việt Nam từ ngày 1/2/2025 đến 30/04/2025.
Năm nào trong hành lý về quê của tôi cũng có sách, trước hết là để tôi và con trai đọc, sau nữa có thể tặng hoặc đọc cùng các cháu.
Thời khắc năm mới, hãy cùng lắng nghe những kỳ vọng, nhắn nhủ của giáo viên đến học sinh.
Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) lần đầu đưa ngành công nghệ giáo dục vào tuyển sinh với khoảng 100 chỉ tiêu.
Giữa sự hối hả của dòng người, có không ít sinh viên đã chọn ở lại thành phố làm việc, mong một tương lai đủ đầy hơn.
Những năm gần đây, nhu cầu nhân lực chất lượng cao lĩnh vực phát triển bền vững rất lớn.
Nhu cầu thị trường lao động cao, nhiều trường đại học ở TPHCM mở ngành mới về phân tích dữ liệu với dự báo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Sáng ngày 24/1, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó, học tốt, học giỏi.
Các hệ thống bán lẻ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi… cần tuyển nhiều lao động thời vụ.
Tốt nghiệp tiến sĩ tại Nhật nhưng phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Phi Lê đã từ chối cơ hội trở thành giảng viên Đại học Osaka để trở về Việt Nam.
Sáng 22/1, Hội Khuyến học TPHCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2024.
Sáng 22/1, Trường tiểu học Hiệp Tân (quận Tân Phú) tổ chức hội xuân “Tết vạn điều may” với nhiều trò chơi dân gian thú vị.
Thầy hiểu rằng, mình không thể mang hạnh phúc đến cho người khác khi chính bản thân mình không hạnh phúc.
Chiều 20/1, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM tổ chức chương trình Xuân từ triệu tấm lòng vàng, chăm lo sinh viên khó khăn đón tết xa nhà.