Thủ tướng Anh thất bại, Brexit đứng giữa ngã ba đường

16/01/2019 - 06:28

PNO - Ngày 15/1, Hạ viện Anh đã bỏ phiếu phản đối thỏa thuận Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit - lựa chọn gây ảnh hưởng đến 66 triệu công dân nước này trong nhiều năm tới.

Các nghị sĩ Anh đứng giữa hai con đường: bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May, đàm phán với Liên minh châu Âu và đưa đất nước rời EU vào ngày 29/03 hoặc bỏ phiếu bác bỏ, rời Quốc hội Anh trong tình trạng lấp lửng 2,5 năm nay.

Đúng như dự đoán, bà May mất lợi thế. Đảng Bảo thủ cầm quyền của bà và đồng minh là Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) chiếm đa số trong Quốc hội 650 ghế nhưng đã thua cuộc chỉ với hơn 200 phiếu.

Thỏa thuận đã bị bác bỏ với tỷ lệ 202 phiếu thuận và 432 phiếu chống. Ngay sau khi kết quả được công bố, Thủ tướng Anh Theresa May đã lên tiếng thừa nhận thất bại của Chính phủ, cho rằng Hạ viên Anh đã lên tiếng và Chính phủ Anh sẽ lắng nghe.

Tuy nhiên, bà May cũng khẳng định kết quả bỏ phiếu không cho thấy điều gì về sự ủng hộ của Quốc hội và không rõ liệu Hạ viện có tôn trọng quyết định trưng cầu ý dân về Brexit hay không.

Thu tuong Anh that bai, Brexit dung giua nga ba duong
Bà Theresa May kêu gọi các nghị sĩ “xem xét lại” dự luật của mình.

Theresa May đã dành cả tuần qua để kêu gọi hỗ trợ cho thỏa thuận của mình, đe dọa rằng phản đối sẽ dẫn đến Brexit bị hủy bỏ và Quốc hội tê liệt. Hôm thứ Hai, nữ Thủ tướng kêu gọi các nghị sĩ “xem xét lại” kế hoạch của mình, đồng thời cho rằng Brexit  mà "không thỏa thuận" có thể dẫn đến sự tan rã của Vương quốc.

Ngoại trừ một vài nghị sĩ đã đổi ý, có vẻ như nỗ lực thuyết phục của bà May không thành công. Câu hỏi quan trọng ở Westminster không còn tập trung vào chiến thắng của nữ Thủ tướng, mà là ai sẽ kiểm soát câu chuyện hậu quả.

Nỗ lực sau cùng của Theresa May chỉ trở nên nặng nề hơn khi Chủ tịch Hạ viện John Bercow từ chối sửa đổi luật pháp của chính phủ. Trong trường hợp bà May mong đợi, việc sửa đổi sẽ đặt ra giới hạn thời gian đối với hậu phương gây tranh cãi nhất của Brexit - Bắc Ireland.

Thu tuong Anh that bai, Brexit dung giua nga ba duong
Chủ tịch Hạ viện John Bercow từ chối sửa đổi luật pháp của chính phủ, nỗ lực sau cùng của bà May thất bại.

Nếu được thông qua, sẽ có một cuộc bỏ phiếu khác trong tương lai yêu cầu chính phủ chấm dứt thỏa thuận rút lui trong trường hợp EU từ chối xóa bỏ hậu phương cuối năm 2021. Cuộc bỏ phiếu này sẽ diễn ra trước cuộc bỏ phiếu quan trọng về thỏa thuận của bà May, nhưng không có khả năng cứu vớt thất bại của nữ Thủ tướng.

Các phe phái khác cũng đang viết nên câu chuyện của riêng họ. Phía thành viên Bảo thủ ủng hộ Brexit, từng gây áp lực cho bà May nhưng không thành công, muốn dùng thất bại để cho chính phủ thấy rằng phải đi một con đường hoàn toàn khác, rời khỏi EU mà không cần thỏa thuận thương lượng.

Đây là lối đi khó khăn nhất cho mọi kịch bản Brexit, nhưng là giấc mơ mà phía Bảo thủ kỳ vọng sẽ giải thoát Vương quốc Anh khỏi EU.

Thu tuong Anh that bai, Brexit dung giua nga ba duong
Đảng Lao động do ông Jeremy Corbyn lãnh đạo sẽ yêu cầu tổng tuyển cử khi dự luật của Thủ tướng May thất bại.

Trên băng ghế đối lập, Đảng Lao động, do ông Jeremy Corbyn lãnh đạo, sẽ yêu cầu tổng tuyển cử nếu dự luật của Thủ tướng May thất bại, hy vọng mở đường cho các cuộc đàm phán mới giữa chính phủ mới và EU.

Ngay cả khi Đảng Lao động nắm quyền, đảng này vẫn sẽ bị chia rẽ như đảng Bảo thủ đối với Brexit, và nhiều nghị sĩ muốn quốc gia bỏ phiếu theo cách dứt khoát hơn: thông qua cuộc trưng cầu ý dân thứ hai như hồi Anh vẫn còn ở EU.

Nếu không thực hiện bầu cử, ông Corbyn sẽ phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ nhiều nhà lập pháp Lao động và nhà hoạt động cơ sở để ủng hộ cuộc trưng cầu ý dân thứ hai, được xem là cách duy nhất để phá vỡ  bế tắc.

Trong khi đó, nhóm thứ ba xuất hiện, đưa ra quy trình kiểm soát Brexit: một liên minh các nghị sĩ không chính thức từ tất cả các bên mong muốn Brexit nhẹ nhàng hơn so với thỏa thuận của bà May, vẫn giữ quan hệ kinh tế với EU, tương tự như dàn xếp do Na Uy đề xuất.

Thu tuong Anh that bai, Brexit dung giua nga ba duong
73 ngày trước Brexit, Anh Quốc vẫn sống trong hoang mang.

Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, Quốc hội Anh đang rơi vào một cuộc chiến quan hệ công chúng, khi các phe phái đối lập cố gắng kiểm soát Brexit từ khoảng trống chính trị do chính quyền của bà May đang suy yếu.

Cử tri và công chúng mệt mỏi, phân vân có nên nghiêm túc dự trữ thuốc, thực phẩm, trong trường hợp không có thỏa thuận như cảnh báo của cơ quan chính phủ.

72 ngày trước Brexit, Anh Quốc vẫn sống giữa hoang mang lấp lửng.

Ngọc Anh (theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI