Thủ tướng Ấn Độ cứng rắn hơn với Trung Quốc

05/05/2013 - 16:35

PNO - PNO - Bị phe đối lập chỉ trích về chính sách đối ngoại “mềm mỏng” trong vụ lính Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ, Thủ tướng nước này Manmohan Singh bắt đầu có động thái cứng rắn với Bắc Kinh bằng quyết định kéo dài...

Các nguồn tin chính phủ Ấn Độ ngày 5/5 cho biết ông Singh sẽ lưu lại Tokyo trong 2 ngày, thay vì chỉ 1 ngày như dự định, ông sẽ sử dụng ngày tăng thêm để trao đổi ý kiến với lãnh đạo các đảng phái của Nhật.

Chuyến thăm Nhật của Thủ tướng Ấn Độ sẽ diễn ra vào tuần cuối của tháng 5. Trước đó, ông Singh dự định tiến hành cuộc gặp song phương với người đồng cấp Abe, sau khi đến Tokyo vào tối trước đó, và sẽ rời Nhật vào ngày hôm sau. Nay ông Singh quyết định sẽ nán lại cả ngày hôm sau.

Thu tuong An Do cung ran hon voi Trung Quoc

Thủ tướng Nhật hai nước trong một cuộc gặp hồi năm 2007. Ảnh: Outlook India

Không phủ nhận quyết định của Ấn Độ là một phản ứng đối với những diễn biến ở khu vực Ladakh, nơi lính Trung Quốc đã cắm trại sâu đến 19 km bên trong lãnh thổ Ấn Độ kể từ ngày 15/4. Các nguồn tin trên thừa nhận hiếm khi nào Thủ tướng Singh ở thêm trọn một ngày tại một nước mà không “hẹn trước” với chính phủ của nước chủ nhà.

Quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc đang hết sức căng thẳng, liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, với việc Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực nếu Trung Quốc rắp tâm xua quân lên quần đảo nói trên. Tokyo kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư và tin rằng đó là lãnh thổ cố hữu của Nhật “theo dữ liệu lịch sử và dựa trên luật pháp quốc tế”. Trong khi đó, Bắc Kinh lại vừa lên tiếng khẳng định quần đảo trên là một phần “lợi ích cốt lõi” của nước mình.

Trung Quốc vốn không có nhiều “hảo ý” đối với các cuộc đàm phán tay ba giữa Ấn Độ, Nhật và Mỹ, vì vậy việc kéo dài chuyến thăm Nhật của Thủ tướng Singh ít nhiều cũng gây khó chịu cho Bắc Kinh từ cách họ cảm nhận về Thủ tướng Abe. Truyền thông Trung Quốc gần đây đã chỉ trích chuyến thăm Nga của ông Abe, thậm chí lập luận rằng hành động này “đặt ra một mối đe dọa” cho Bắc Kinh.

Ông Abe lâu nay ủng hộ việc mở rộng quan hệ với Ấn Độ và đã khiến nhiều người ngạc nhiên trong thời gian làm thủ tướng hồi năm 2006 khi ông dự đoán quan hệ Tokyo-New Delhi có tiềm năng vượt qua quan hệ Tokyo-Washington và Tokyo-Bắc Kinh. Người phó của ông, Taro Aso trong một cuộc họp ngày 4/5 ở New Delhi đã nhắc lại bài phát biểu của ông Abe tại Quốc hội Ấn Độ khi đó với lời khẳng định rằng một nước Nhật hùng mạnh có lợi cho Ấn Độ và ngược lại.

Thu tuong An Do cung ran hon voi Trung Quoc

Thủy phi cơ US-2. Ảnh: Daily Yomiuri Online

Nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại Ấn Độ cho rằng Thủ tướng Singh lẽ ra nên có cuộc điện đàm với Thủ tướng Abe vào thời điểm này, để bàn về những diễn biến xung quanh “khách không mời” Trung Quốc “ở lì” tại khu vực Daulat Beg Oidi, thuộc miền đông Ladakh.

Trong bài phát biểu ngày 4/5, Phó thủ tướng Nhật Aso đã kêu gọi tăng cường tiếp xúc giữa hải quân 2 nước Nhật và Ấn Độ, nhằm nâng quan hệ hợp tác hàng hải lên tầm cao mới. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc càng tiếp tục tăng cường sức mạnh hải quân, Nhật càng quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình.

Trước đó, vào tháng Ba, truyền thông Nhật đưa tin Bộ Quốc phòng nước này cân nhắc khả năng xuất khẩu thủy phi cơ tuần tra và cứu hộ US-2 cho Ấn Độ. Đây được xem là một hành động tích cực, giúp các nước trong khu vực tăng cường khả năng tuần tra trước sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc.

HUY KHANG (Theo The Times of India, Jiji Press)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI