Thông tư 22 về tuổi vàng: “Nhiều doanh nghiệp còn thụ động”

30/05/2014 - 17:47

PNO - PNO - Ngày 30/5, tại buổi gặp gỡ báo chí liên quan đến Thông tư 22, quy định về đo lường chất lượng hàm lượng vàng (tuổi vàng), ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KHCN)-đơn trị...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thong tu 22 ve tuoi vang: “Nhieu doanh nghiep con  thu dong”

Ảnh minh họa: internet

Ông Vinh cho rằng, lâu nay thực tế có chuyện một số DN giảm tuổi vàng, bán sản phẩm không đúng giá trị hàm lượng vàng nguyên chất. Điều này DN trong ngành biết rõ những một thời gian trên thị trường, người tiêu dùng ít khi để ý đến. Khi thông tư 22 với mục đích phải thay đổi phương thức quản lý, siết chặt chất lượng vàng, hấu hết DN lớn làm ăn nghiêm túc đều ủng hộ, còn lại chỉ một phần nhỏ không ủng hộ.

Trả lời câu hỏi về biện pháp xử lý lượng hàng tồn kho của DN trước ngày 1-6, ông Vinh cho rằng, đã là hàng hóa lưu thông trên thị trường thì không có khái niệm hàng tồn. Quy định thông tư 22 không tạo ra khó khăn cho DN kinh doanh sản xuất vàng mà chỉ yêu cầu DN khi sản phẩm vàng ra thị trường phải đảm bảo hàm lượng vàng, tuổi vàng đúng như đã công bố. Bộ đã dành 8 tháng để cho DN chuẩn bị từ thời điểm ban hành thông tư. Với nội dung này đã nhận được sự đồng tình cao của các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Kinh doanh vàng.

Tuy nhiên, nhiều DN còn thụ động trong việc triển khai, khi chuẩn bị đến thời hạn áp dụng mới xem xét thực hiện nên bị hoang mang khi không hiểu rõ hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện theo quy định.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, với mức sai số hiện nay của các DN thường là 1 - 3%, trong khi đó theo Thông tư 22 mức sai số chỉ là 0,1 - 0,3%?. Ông Trần Văn Vinh phân tích, giả sử ý kiến cho rằng mức sai số hiện nay từ 1 - 3% là đúng thì rất có thể vàng 99,99% chỉ còn là 96,99% (sai số 3%). “Nếu khách hàng muốn mua vàng 99,99%, trả tiền cho vàng 4 số 9 nhưng thực tế hàm lượng vàng của sản phẩm chỉ ở mức 96,99% thì sẽ như thế nào? Liệu khách hàng có sẵn sàng trả tiền cho sự chênh lệch 3% đó? Hay đây chính là hành vi gian lận về tuổi vàng để ăn chênh lệch?”- ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, trong quá trình xây dựng thông tư, giới hạn sai số cho phép đã được tham khảo của một số quốc gia trên thế giới có những quy định khá tương đồng cũng như đã được lấy ý kiến của Hiệp hội vàng, Ngân hàng Nhà nước. Đa số đều thống nhất quy định giới hạn sai số này thậm chí có khá nhiều đơn vị đề nghị phải quy định giới hạn sai số nhỏ hơn nữa. Điều này sẽ hạn chế tối đa sự gian lận trong kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, móc túi người tiêu dùng.

Vị này cho biết, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện DN vi phạm hành chính sẽ bị xử lý. Tùy theo từng hành vi sẽ có mức phạt cụ thể. Chẳng hạn như về chất lượng, mức phạt tối thiểu là 2.000.000 đồng, mức tối đa đến 5 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm.

Hoàng Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI