PNO - Ngày 28/12, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học và bàn kế hoạch tuyển sinh năm 2014. Bộ đã công bố những chủ trương đổi mới tuyển sinh và sẽ triển khai ngay sau hội nghị.
edf40wrjww2tblPage:Content
Thi riêng, chỉ xét tuyển riêng
Loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? đăng trên Báo Thanh Niên từ ngày 15/7 đã nêu nhiều góp ý về chế độ ưu tiên trong tuyển sinh
Bộ đã công bố dự thảo Quy định về tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, Bộ đưa ra nguyên tắc: Các trường tổ chức tuyển sinh riêng không sử dụng kết quả thi của kỳ thi chung do Bộ tổ chức; chỉ tổ chức tuyển sinh tối đa 2 lần trong năm vào thời gian do Bộ quy định. Kết quả thi của thí sinh vào trường tổ chức thi tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành. Những khoa, ngành tuyển sinh riêng không sử dụng kết quả kỳ thi chung. Như vậy, Bộ vẫn không thay đổi quan điểm cho phép các trường thi riêng được lấy kết quả thi chung của Bộ để xét tuyển mặc dù dư luận có nhiều ý kiến không đồng thuận với quy định này.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga một lần nữa lý giải rằng do mục đích thi riêng là để các trường lấy được thí sinh phù hợp với nhà trường mà kỳ thi 3 chung không làm được. Vì thế không thể lấy kết quả kỳ thi 3 chung để xét cùng với thí sinh thi riêng.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên bên lề hội nghị, lãnh đạo nhiều trường ĐH cũng tỏ ra băn khoăn với quy định này. Việc không cho phép thí sinh thi chung được xét tuyển vào những trường thi riêng và thí sinh thi riêng không được xét tuyển vào trường khác sẽ dẫn đến khó có thí sinh nào dám thi vào những trường tổ chức thi riêng. Điều này không phù hợp với luật Giáo dục ĐH vì luật cho phép các trường được vừa thi tuyển vừa xét tuyển. Nếu thí sinh đủ điều kiện theo yêu cầu của trường thì các trường được quyền xét tuyển.
PGS-TS Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Trong giai đoạn các trường còn thí điểm việc thi riêng thì có thể gặp khó khăn về nguồn tuyển nên cần sự hỗ trợ của Bộ”. Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên về những góp ý này, Thứ trưởng Ga vẫn khẳng định không thể cho các trường thi riêng dùng kết quả thi chung vì không đúng mục đích của thi riêng và Bộ cũng không làm sai luật vì luật quy định các trường phải theo quy chế tuyển sinh của Bộ. Sau hội nghị này, Bộ sẽ chính thức ban hành quyết định để các trường triển khai, thực hiện.
"Việc đổi mới thi tuyển vào ĐH phải xem xét thận trọng. Trước mắt tuyển sinh liên quan đến mọi gia đình nên Bộ GD-ĐT phải sẵn sàng lắng nghe. Đổi mới nhưng không để thí sinh bị thiệt thòi. Những người xứng đáng phải được lựa chọn"
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Chỉ ưu tiên những vùng khó khăn
Một điểm mới được công bố tại hội nghị là việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển sinh. Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 thì chính sách ưu tiên theo khu vực được sửa đổi theo hướng chỉ ưu tiên cho những vùng khó khăn. Cụ thể: khu vực 1, trước đây được quy định là những địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Hiện nay khu vực 1 được quy định là các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 (xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định hiện hành.
Về đối tượng ưu tiên cũng có nhiều sửa đổi. Trước đây, công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì thuộc đối tượng 01 và trong nhóm ưu tiên 1. Quy định mới yêu cầu đối tượng này phải ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì mới thuộc đối tượng ưu tiên. Đặc biệt, dự thảo quy chế mới cũng bổ sung những đối tượng ưu tiên thuộc diện chính sách như: người khuyết tật, con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; con của người có công giúp đỡ cách mạng…
Đối tượng được tuyển thẳng vào ĐH cũng được mở rộng theo hướng những thí sinh đoạt giải nhất - nhì - ba trong hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ tổ chức cũng được tuyển thẳng vào ĐH. Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong hội thi này thì được tuyển thẳng vào CĐ.
Không để thí sinh bị thiệt thòi
Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo là phải thay đổi căn bản, quyết liệt nhưng giáo dục liên quan đến tương lai của nhiều người và tương lai của dân tộc nên phải bình tĩnh và hết sức khoa học. Việc đổi mới thi tuyển vào ĐH phải xem xét thận trọng. Trước mắt tuyển sinh liên quan đến mọi gia đình nên Bộ GD-ĐT phải sẵn sàng lắng nghe. Đổi mới nhưng không để thí sinh bị thiệt thòi. Những người xứng đáng phải được lựa chọn”. Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Thi cử là khâu đột phá nhưng phải làm đồng bộ. Làm sao sản phẩm của giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng phải là đội ngũ lao động có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng sống để trở thành một công dân tốt của Việt Nam và toàn cầu. Tất cả việc đổi mới phải hướng tới hội nhập quốc tế”.
Chưa có trường nào thi riêng
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo nhiều trường ĐH cho biết năm 2014 vẫn tổ chức thi chung và chưa có trường nào đề nghị được thi riêng. ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM là 2 trường đã có đề án tuyển sinh riêng nhưng cũng khẳng định năm 2014 vẫn thi chung. ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ áp dụng bài thi năng lực đối với những thí sinh dự thi ĐH vào chương trình đặc biệt của trường này sau khi đã dự thi 3 chung.
Lịch thi ĐH, CĐ 2014
Năm 2014, lịch thi, ngày thi và các đợt thi chung của Bộ vẫn như năm trước với 2 đợt thi ĐH: Đợt 1: vào các ngày 4 và 5.7; đợt 2: ngày 9 và 10.7. Một đợt thi CĐ vào ngày 15 và 16.7. Thời hạn công bố điểm thi, điểm sàn và các quy định xét tuyển vẫn không thay đổi so với năm 2013.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bắt giữ vụ vận chuyển trái phép hơn 22 kg ma túy các loại từ Campuchia chuyển về Việt Nam.