Cùng với bối cảnh, phim Việt hiện nay ngày càng chăm chút vào khâu phục trang, xem đó như điểm nhấn giúp phim thu hút người xem ở rạp. Tuy nhiên, sự đầu tư kỹ lưỡng cho trang phục sẽ giúp nâng phim lên hay dìm phim xuống còn tùy vào lựa chọn của đoàn phim: đề cao cái đẹp hay cái đúng.
Thời trang không chỉ nâng tầm phim Cô Ba Sài Gòn mà còn làm rộ lên trào lưu mặc áo dài theo hướng hoài cổ
Trang phục đẹp là điểm cộng lớn, nhưng trong phim ảnh, cái đẹp đôi khi chưa đủ. Những bộ trang phục với chất liệu nhung, gấm; kiểu dáng cầu kỳ: tay phồng, bèo nhún, thân áo thêu hình rồng phượng; màu sắc xanh đỏ sặc sỡ khoác lên người các nhân vật trong tuy có đẹp và phản ảnh được tính cách nhân vật, lại chõi khi đặt trong bối cảnh xung quanh, khiến nhân vật bị đánh văng ra khỏi phim.
Khán giả Việt Nam vừa được thưởng thức hai tác phẩm điện ảnh bắt mắt nhất năm: Cô Ba Sài Gòn và . Cả hai đều được đầu tư mạnh cho khoản phục trang, khiến khán giả choáng ngợp khi nhìn vào tạo hình nhân vật. Nếu đưa khán giả đến với thời trang áo dài cùng những bộ đồ Âu xuyên suốt từ thập niên 1960, 1970 đến thời hiện đại thì là màn trình diễn thời trang áo dài, áo bà ba cách tân. Tuy nhiên, hiệu ứng thời trang mỗi phim mang lại khá trái ngược.
Xem một bộ phim là thưởng thức câu chuyện bằng hình nên yếu tố thẩm mỹ phải được chú trọng. Trang phục trong phim không chỉ thể hiện tính cách nhân vật, cùng nhân vật tạo cảm xúc thẩm mỹ nơi người xem mà còn giúp khán giả soi chiếu được mốc thời gian của chuyện phim. Chưa kể, nếu cao tay hơn, thời trang trong phim còn truyền bá văn hóa, tạo dựng hay dẫn dắt xu hướng ăn mặc - những điều mà phim ảnh Hàn đã và đang làm rất tốt. Phim Việt hiện nay dĩ nhiên vẫn chưa đạt được tầm như phim bạn (trừ Cô Ba Sài Gòn đang tạo ra trào lưu mặc áo dài phong cách hoài cổ - retro), nhưng khán giả cũng dành lời khen cho ý thức của người làm phim khi tích cực hợp tác với các nhà thiết kế danh tiếng và chịu chi cho khoản tạo hình nhân vật.
mời nhà thiết kế Công Trí làm cố vấn và bốn nhà thiết kế Tuấn Trần, Hồng Sương, Châu Kha, Trường Duy thực hiện 200 bộ trang phục, phụ kiện. chi hai tỷ đồng cho các bộ váy áo thêu tay, kết đính thủ công tỉ mỉ do những nhà thiết kế Mai Lâm, Trịnh Hoàng Diệu, Tùng Vũ, Thủy Nguyễn tạo nên.
Trang phục của các nhân vật trong phim Mẹ chồng gây nhiều tranh cãi, được cho là không ăn nhập với phim
200 trang phục, chưa kể phụ kiện, cho các nhân vật, riêng nữ chính Ninh Dương Lan Ngọc có đến 25 trang phục trong Cô ba Sài Gòn vừa làm đẹp cho nhân vật vừa giúp phim thăng hoa, trở thành tác phẩm chủ đề thời trang đáng xem nhất của điện ảnh Việt.
Gái già lắm chiêu là màn trình diễn thời trang đẳng cấp của nữ chính Diễm My 9x với các thương hiệu trong và ngoài nước như Lâm Gia Khang, Đỗ Mạnh Cường, Lưu Ngọc Kim Khanh, Li Lam, Hugo Boss, Kenzo, Bottega Veneta, Christian Louboutin, La Perla. Phim Tháng năm rực rỡ (chuyển thể từ phim Hàn Quốc Ngựa hoang) sắp ra mắt vào dịp 8/3 năm tới cũng hứa hẹn sẽ làm các tín đồ thời trang mãn nhãn.
Có thể đoàn phim Mẹ chồng cho rằng câu chuyện, bối cảnh phim chỉ là giả tưởng nên nhân vật ăn mặc không nhất thiết phải tả thật, nhưng dù là vậy, khi các nhân vật đứng cạnh nhau vẫn phải có sự liên kết để hình thành kiểu đặc trưng ăn mặc của thời đó. Đằng này, trong khi các nhân vật quần chúng ăn mặc kiểu thập niên 1940 thì các nhân vật chính diện mỗi người một kiểu. Cái đúng ở đây đã bị cái đẹp đè bẹp.
Tương tự Tấm Cám: chuyện chưa kể cũng bị soi ở điểm mẹ con nhà Cám mặc xiêm y cách tân quá cầu kỳ so với xuất thân thường dân và với bối cảnh nhà cửa khá đơn sơ trong phim. Trang phục trong phim, vì vậy đẹp có, đậm hồn Việt có nhưng vẫn cứ sai.
Trang phục của mẹ con nhà Cám trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể quá cầu kỳ, diêm dúa
Chia sẻ về cái khó của thiết kế trang phục trong phim và câu chuyện chọn đẹp hay đúng cho phục trang, nhà thiết kế Tùng Vũ - người làm 10 bộ trang phục cho ba mẹ con Tấm - Cám - dì ghẻ trong Tấm Cám: chuyện chưa kể - cho biết: “Phục trang cho phim phải vừa đáp ứng yếu tố thời trang, vừa phải phù hợp với bối cảnh, tính cách nhân vật. Cái đẹp luôn được đề cao nhưng chỉ được coi là đẹp khi nó hài hòa với bối cảnh câu chuyện. Phục trang cho phim cổ tích dễ hơn những phim lịch sử nhưng vẫn phải gắn liền với những yếu tố văn hóa, truyền thống. Phục trang trong Tấm Cám: chuyện chưa kể không khó, nhưng để tạo ra nét mới lạ mà vẫn bám sát những yếu tố dân tộc cũng không dễ làm, phải mất hai tháng nghiên cứu tôi mới hoàn thành”.
Phim Việt đang tích cực tìm kiếm những cái mới, lạ để cạnh tranh, phục vụ người xem và thời trang là một trong những nỗ lực đổi mới đó. Nhưng dù làm mới, cách tân gì đi nữa, phục trang cần phải “đúng” cái đã. Cái “đúng” tự khắc sẽ tạo ra cái “đẹp”. Nếu không cái “đẹp” trong phim ảnh chỉ là vẻ đẹp vô hồn.
Bộ phim tài liệu Page One: Inside the New York Times phản ánh câu chuyện của báo chí đương đại với những thách thức trong kỷ nguyên mạng xã hội lên ngôi.