Thói quen xấu với điện thoại thông minh

24/05/2015 - 07:14

PNO - PN - “Anh đang làm gì thế?” khi cô vợ của Harry Wallop hỏi với giọng nghi ngờ và cố kéo anh ra khỏi giường để chuẩn bị bữa ăn sáng cho các con, thì anh trả lời: “Anh xem mấy giờ rồi”. Thật ra là Harry đã nói dối. Anh vội vàng...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đó là thói quen khó bỏ của Harry. Việc đầu tiên trong ngày và cũng là việc cuối cùng trước khi đi ngủ của anh là mở điện thoại, vào twitter và xem chuyện gì đang xảy ra trên thế giới.

Theo khảo sát của Ofcom mới đây, chúng ta đang dành một khoảng thời gian gấp đôi trên mạng so với một thập kỷ trước đây vì sự tiện dụng và sẵn sàng của điện thoại cầm tay và máy tính bảng. Thời gian trung bình một người sử dụng trên mạng là 20 giờ 30 phút một tuần, tăng 10 tiếng so với năm 2005.

Năm 2014 là năm người ta sử dụng thời gian trên mạng tăng mạnh nhất trong cả thập kỷ. Hơn một phần tư số người sử dụng internet là để xem TV hoặc phim ảnh. Xem các video clips trên mạng cũng gấp đôi trong vòng tám năm qua. Trong khi đó, số người sử dụng mạng xã hội tăng gấp ba lần so với năm 2007. Số người lớn tuổi đăng ký vào mạng xã hội tăng đột biến với gần phân nửa số người ở độ tuổi 55 đến 64 có tài khoản, tăng 1/3 so với năm 2013.

Nhiều người có thói quen như Harry thừa nhận họ bị nghiện điện thoại thông minh: từ những tin thời sự nổi bật cho đến chuyện phiếm, phân tích và cả các hình ảnh ngộ nghĩnh. Họ có cụm từ mới để diễn tả cảm giác của họ khi bị tách khỏi điện thoại thông minh: “nomophobic” - nomo là chữ viết tắt cho “no mobile”, tức là nỗi sợ không có điện thoại - họ sợ mất liên lạc không chỉ với người thân, bạn bè, mà còn với cả thế giới.

Thoi quen xau voi dien thoai thong minh

Điện thoại thông minh khiến con người mất khả năng tập trung trong cuộc họp hay giờ học - Ảnh: Getty Images

Một khảo sát khác cho thấy trung bình một người Anh kiểm tra điện thoại 50 lần một ngày. Tại Mỹ, câu hỏi đầu tiên trong một bảng khảo sát là: “Bạn có đồng ý là bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi không được tiếp cận ngay thông tin qua điện thoại thông minh?” Hầu hết các câu trả lời là “Hoàn toàn đồng ý.”

Là một nhà báo, Harry không phủ nhận sự tiện lợi của điện thoại thông minh đã cập nhật thông tin cho anh từng phút từng giây, đơn cử như cuộc bầu cử vừa qua, anh đã không bỏ sót tin nào. Tuy nhiên, phần lớn thời gian anh dành cho điện thoại thông minh chỉ là đọc những tin không cần thiết như ai, việc gì, ở đâu hay kiểm tra xem có bao nhiêu người thích tấm hình ảnh chụp chiếc lá hôm qua trên Instagram, hoặc như ý nghĩ thông minh hóm hỉnh của mình được “tweet” lại bao nhiêu lần.

Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình và công việc của Harry. “Tôi không thể tập trung để làm cho xong bữa trưa cho các con mang đến trường, ngay cả lúc đánh răng cũng phải quẹt quẹt điện thoại để xem tin tức”. Harry cũng nhận ra đây đang là vấn đề nghiêm trọng vì có lần con trai ba tuổi của anh đã la lên: “Bỏ điện thoại xuống đi bố”, khi anh quên giờ cho cu cậu đi tắm.

Tiến sĩ Richard Graham là nhà tư vấn tâm lý thanh thiếu niên tại bệnh viện Nightingale, London, đồng thời cũng là chuyên gia chống nghiện kỹ thuật số. Ông nói, vấn đề nghiện thông tin ngày càng tệ hơn do các phương tiện ngày càng phổ biến và tân tiến. Ông khuyên những “con nghiện” như Harry nên nghĩ đến việc không động đến các phương tiện kỹ thuật số trong vài ngày: “Hãy tự đặt ra mục tiêu ít nhất là hai ngày cuối tuần không sử dụng mạng và hãy kêu gọi mọi người khác cùng tham gia. Điều tối quan trọng là học cách điều khiển các phương tiện kỹ thuật số hơn là để chúng điều khiển bạn”. Tiến sĩ Richard Graham cũng nói thêm, nghiện điện thoại cũng nguy hiểm như nghiện rượu hay nghiện cờ bạc.

 PHAN QUỲNH DAO (Theo Telegraph, Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI