Thơ tùy tiện tại tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng

12/03/2015 - 07:04

PNO - PN - Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng tại núi Cấm, P.An Phú, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được dự kiến khánh thành ngày 24/3 - kỷ niệm giải phóng tỉnh Quảng Nam. Dư luận đang xầm xì chuyện khắc thơ trên sa thạch tại đây.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ông Võ Văn Viên, Phó văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, 10 đoạn thơ khắc trên đá trắng dựng tại khu vực tượng đài được đưa qua Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh thẩm định, lãnh đạo tỉnh đã duyệt và cho khắc; nghĩa là đã được cơ quan chức năng xem xét kỹ.

Việc chọn thơ dựa trên tiêu chí nào? Ông Hoàng Bích, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh nói: “Ý tưởng ban đầu là của Ban quản lý các dự án đầu tư - xây dựng của tỉnh và họa sĩ Đinh Gia Thắng (người chịu trách nhiệm chính điêu khắc tượng đài - PV). Họ đưa ra một số bài thơ có liên quan đến tượng đài, lấy từ văn học dân gian đến hiện đại, chọn 20 khổ, tham khảo Hội VHNT tỉnh là thơ này có đúng của tác giả kia không, tác giả còn sống hay chết, sau đó chọn 10 khổ khắc trên đá”.

Phóng viên đặt câu hỏi: “Việc chọn thơ có được thông qua hội đồng nghệ thuật tỉnh không? Hội VHNT có vai trò gì trong việc này?”. Ông Bích trả lời: “Nhiệm vụ của hội là giúp ủy ban tỉnh xem thơ được chọn có đúng tác giả không, còn sống hay chết, nếu còn sống thì liên hệ xin sử dụng”.

* Theo ông, việc chọn thơ mà không thông báo rộng rãi, không qua hội đồng nghệ thuật thẩm định, đặt ở nơi trang nghiêm như tượng đài này, có gì đáng lưu ý?

- Đáng ra phải có hội đồng nghệ thuật duyệt xét. Tác phẩm đó phải tiêu biểu cho cả nước chứ không riêng gì Quảng Nam. Thơ khắc trên đá là muôn đời, chứ không phải là ngó không được thì xóa đi, hạ xuống.

* Lúc xét duyệt để đưa đi khắc, các ông biết không?

- Họ xét ở đâu, mình không biết. Khắc trên đá, lại ở tượng đài, thì không phải là chuyện chơi. Mười khổ thơ đã được chọn, bên này cũng không biết nên không thể nói là tiêu biểu hay không.

Tho tuy tien tai tuong dai Me Viet Nam Anh Hung

Nhạc của Doãn Nho được đổi thành thơ sai lỗi chính tả

Các bài thơ được trích là Bầm ơi!, Bà má Hậu Giang, Mẹ Tơm của Tố Hữu; Mẹ của Bằng Việt; Người mẹ của tôi của Xuân Hồng; Hôn mảnh đất quê hương của Thu Bồn; Đất nước của Tạ Hữu Yên; hai khổ ca dao và hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, lỗi chính tả hỏi - ngã khi khắc vào đá lại khá nhiều. “Nghe dịu nổi đau của mẹ” (Đất nước của Tạ Hữu Yên). “Hôn mãnh đất quê hương” (Thu Bồn). Các bài hát Người mẹ của tôi của Xuân Hồng, Người mẹ Quảng Nam của Doãn Nho, không hiểu sao được sửa lại “trích từ bài thơ...”.

Công trình là tấm lòng của đồng bào, của phụ nữ cả nước, đâu phải riêng ai. Con số 411 tỷ đầu tư không hề nhỏ. Tượng đài văn hóa chứ không phải công trình... thủy điện, tuyệt đối không để sai sót. Sai rồi, có sửa không? Có ý kiến rằng sửa khó vì đã khắc trên đá. Nhưng khó cũng phải sửa. Có người trào lộng: thôi mà, hiểu ý là được, “hỏi” - “ngã” như nhau, thì đó, mì Quảng viết thành mì Quãng quá trời, nhưng cũng là mì thôi…

TRUNG VIỆT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI