Mới đây, phía Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, nếu Ankara muốn đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết khủng hoảng ở Syria thì quốc gia này cần phải hợp tác chặt chẽ với Nga, Iran và chính quyền ông Assad chống lại những kẻ khủng bố.
Trong chuyến thăm của ông tới Moscow, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho Ankara bất ngờ lên tiếng thành lập một liên minh với Moskova và chính quyền ông Assad biết, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận một phương pháp phổ biến để giải quyết Syria.
"Tất nhiên, bây giờ việc đầu tiên là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cần có một cái nhìn tốt hơn về nhau hơn, cần bỏ qua những khúc mắc trước đây. Đối với việc giải quyết vấn đề ở Syria, chúng ta cần đề ra một cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả hơn", ông Yildirim nhấn mạnh.
|
Thổ Nhĩ Kỳ "năng nổ" giúp Nga khẳng định vị thế ở Syria để "chuộc tội" |
Thủ tướng cũng cho biết, Ankara đang nỗ lực một cách tối đa để có thể thúc đẩy nhanh việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, trong đó chúng tôi đóng vai trò là một bên trung gian hòa giải giữa các phe đối nổi dậy và chính phủ Nga.
"Cách làm việc cũ của chúng tôi vẫn sẽ tiếp diễn. Nó là điều cần thiết để giúp Syria ổn định và vượt qua khủng hoảng. Thổ Nhĩ Kỳ đã có đóng góp rất quan trọng và dự định sẽ tiếp tục đóng góp tiếp trong tương lai để có thể chấm dứt đổ máu ở Syria", ông Yildirim nói thêm.
Bàn luận về vấn đề này, Farzad Ramzani Bonesh, một chuyên gia chính trị Iran độc lập nói rằng Ankara sẵn sàng hợp tác với Nga là một dấu hiệu tích cực.
"Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ có vai trò rất tích cực trong việc giải quyết khủng hoảng ở Syria nếu tập trung hợp tác tích cực với Nga và Iran, hai nước thực hiện các nỗ lực chống khủng bố với chính phủ Syria. Ankara thực sự cần thành lập một liên minh với Moscow và Tehran", ông Bonesh nói với tờ Sputnik.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể tác động Thổ Nhĩ Kỳ sửa đổi chính sách đối ngoại của mình. "Căng thẳng chính trị trong nước, những khó khăn kinh tế và khủng hoảng trong quan hệ với phương Tây - đây chính là những yếu tố có thể buộc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một thay đổi lớn trong chính sách của mình đối với Syria, khiến cho nước này sẵn sàng hợp tác với chính quyền ông Assad", ông nói thêm
"Ví dụ, Ankara nên hiểu rằng việc nước này rút quân khỏi Aleppo không phải là một ý tưởng tốt. Nhưng nếu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng việc hỗ trợ cho các phiến quân nổi dậy Syria thì nó sẽ góp phần đáng kể vào sự ổn định ở Syria. Hiện tai, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên mặt trận Syria đang được đánh giá là tiêu cực. Nhưng nó có thể trở nên tích cực.nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho phe đối lập Syria, đặc biệt là đối với các nhóm cực đoan", chuyên gia này kết luận.
Việc Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ hợp tác với Nga và Iran tuy có mâu thuẫn với hành động của nước này cách đây vài ngày nhưng không hề gây bất ngờ cho thế giới.
Chỉ chưa đầy một tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, Ankara đã bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria để chấm dứt chế độ của Tổng thống Bashar Assad.
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về Jerusalem ở Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đưa ra tuyên bố trên, đồng thời nhấn mạnh rằng Ankara đã chịu đựng rất lâu, nhưng cuối cùng buộc phải tiến vào Syria phối hợp với Quân đội Syria Tự do (FSA) để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia, nơi mà "theo ước tính" của ông đã có gần 1 triệu người thiệt mạng.
Theo ông Erdogan, Ankara không có tham vọng chiếm đất của Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện tại quốc gia Trung Đông này nhằm khôi phục lại sự công bằng và chấm dứt ách thống trị hà khắc của "bạo chúa" Assad, người đã tiến hành khủng bố nhà nước tại Syria.
Họ nói rằng có 600.000 người thiệt mạng tại Syria, nhưng tôi nghĩ con số đó phải là 1 triệu người. Chúng tôi đã chịu đựng tội ác này trong thời gian dài, cuối cùng buộc phải gia nhập Syria để có thể lật đổ chế độ "bạo chúa" Assad", ông Erdogan tức giận cho hay.
"Chúng tôi phải khôi phục lại công lý, triệt tiêu chế độ tàn ác", ông khẳng định thêm.
Hiện tại, quân Thổ Nhĩ Kỳ đã giành được khu vực Jarabulus và đang tiếp tục tấn công về phía Tây nam.
|
Ankara bất ngờ lên tiếng thành lập một liên minh với Moskova và chính quyền ông Assad |
Tất nhiên, việc làm này không khỏi khiến Moskova "nóng mắt", ngay lập tức chính quyền ông Putin đã gửi "tối hậu thư" cho chính quyền ông Erdogan yêu cầu giải thích về vụ việc.
Bộ Ngoại gia Syria gửi đi một thông điệp gay gắt đến Thổ Nhĩ Kỳ: "Có một sự khác biệt rất lớn giữa mục tiêu ban đầu khi Thổ Nhĩ Kỳ đem quân vào Syria và những mục tiêu bây giờ của họ. Bây giờ đã có thể thấy rõ những mục đích chính trị của họ. Như vậy là đã ngã ngũ, Erdogan là một kẻ nói dối. Rõ Ankara đem quân vào Syria là nhằm mục đích xâm lược chứ không phải để giải quyết xung đột. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia tham vọng và ảo tưởng".
Hơn nữa, nhà ngoại giao điện Kremlin còn chỉ trích rằng một trong những lý do về việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường các hoạt động chiến đấu ở Syria và nhăm nhe lật đổ Tổng thống Assad là có liên quan đến việc nỗ lực củng cố vị trí của họ ở mặt trận này trước khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Có lẽ chính sự phản ứng quá gay gắt của Nga đã khiến cho Ankara không khỏi "sợ run". Ngay lập tức, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã có chuyến viếng thăm đầu tiên tới điện Kremlin. Phát biểu trong chuyến công du, ông cho hay, Ankara và Moscow phải cùng nhau chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Ông Yildirim cho biết trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, ông đã khẳng định rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
"Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có tầm quan trọng rất lớn... không chỉ về sự phát triển của quan hệ giữa hai nước, mà còn trong cuộc chiến chống khủng bố và bảo đảm hòa bình", ông nói.
Vậy nên việc Ankara bất ngờ lên tiếng sẽ thành lập một liên minh với Moskova và chính quyền ông Assad được đánh giá như một hành động "chuộc lỗi" cho vụ việc nước này tấn công quân chính phủ Syria. Việc này cũng sẽ góp phần giúp Nga khẳng định thêm vị thế và sức mạnh số một trên mặt trận này.
Tiêu Giao (Theo Sputnik, Reuter)